Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 1: Hướng dẫn sử dụng và phương pháp học tập bộ môn chép họa tiết trang trí dân tộc

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Mỹ thuật lớp 6

Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 1: Hướng dẫn sử dụng và phương pháp học tập bộ môn chép họa tiết trang trí dân tộc được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 2: Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh thấy được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc và nhận ra vẻ đẹp của các họa tiết dân tộc miền núi và miền xuôi. Biết cách sử dụng SGK và phương pháp học tập phù hợp với bộ môn.

2. Kĩ năng: Học sinh biết cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc và vẽ được một số họa tiết gần đúng mẫu sau đó tô màu theo ý thích.

3. Thái độ: Học sinh biết trân trọng và có ý thức sưu tầm, gìn giữ các hoạ tiết trang trí dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

  • Minh hoạ cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc.
  • Một số bài chép hoạ tiết tranh trí dân tộc của học sinh năm trước.

2. Học sinh:

  • Sưu tầm tranh, ảnh về hoạ tiết trang trí dân tộc.
  • Có đủ đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra: (03 phút)

Kiểm tra đồ dùng học tập.

2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu một số hoạ tiết trang trí, gợi ý để học sinh hiểu hoạ tiết là gì.

Hoạt động của thầy vả trò

Nội dung

HĐ1. Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn:

(03 phút)

- Trong trương trình mĩ thuật 6: Cả năm có 35 tiết; học kì I có 18 tiết; học kì II có 17 tiết, trong 35 tiết đó có 6 tiết thường thức MT; 9 tiết vẽ theo mẫu; 7 tiết vẽ trang trí; 8 tiết vẽ tranh. Để chuẩn bị tốt cho các bài học, HS nên đọc trước bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, sưu tầm các hình ảnh, bài viết có liên quan đến bài học.

HĐ2. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: (09 phút)

- Giáo viên giới thiệu một số hoạ tiết

(SGK) đã được phóng to. Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi và yêu cầu các nhóm thảo luận.

+ Hoạ tiết được các nghệ nhân cách điệu từ nhữnh hình gì?

+ Em thường thấy hoạ tiết nằm trong khung hình gì?

+ So sánh tìm ra những điểm khác nhau giữa hoạ tiết của người miền xuôi và hoạ tiết của người miền ngược?

+ Các hoạ tiết được bố cục như thế nào?

+ Em hãy nhận xét về màu sắc của hoạ tiết?

- Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến, các cá nhân có thể bổ sung thêm.

- Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận.

HĐ3. Hướng dẫn học sinh cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc (05 phút):

- Giáo viên sử dụng minh hoạ hướng dẫn học sinh cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc.

- Cho học sinh xem thêm một số bài chép hoạ tiết trang trí dân tộc của học sinh năm trước.

HĐ4. Hướng dẫn học sinh vẽ bài tập (20 phút):

- Gợi ý để học sinh lựa chọn một hoạ tiết trang trí dân tộc.

- Giáo viên nhắc học sinh nghiêm túc vẽ bài, gợi ý thêm cho những học sinh còn lúng túng.

I. Quan sát, nhận xét các hoạ tiết trang trí:

1. Nội dung:

- Hoạ tiết thường là các hình hoa lá, chim thú, mây sóng nước, ...

2. Đường nét:

- Miền xuôi đường nét thường mềm mại, uyển chuyển, phong phú.

- Miền núi đường nét thường là những đường kỉ hà, tạo nên sự chắc khoẻ.

3. Bố cục:

- Các hoạ tiết thường được sắp xếp đối xứng hài hoà trên một đường trục.

4. Màu sắc:

- Thường tươi sáng, tương phản.

II. Cách chép hoạ tiết dân tộc:

- Có 4 bước vẽ:

+ Quan sát tìm đặc điểm của hoạ tiết.

+ Vẽ phác khung hình, kẻ đường trục.

+ Vẽ phác hình bằng các nét thẳng.

+ Hoàn thiện hình và tô màu.

III. Bài tập:

- Chọn và chép một hoạ tiết trang trí dân tộc và tô màu theo ý thích.

3. Củng cố (4 phút):

  • Treo một số bài học sinh vừa vẽ lên bảng, gợi ý để học sinh tự so sánh, nhận xét.
  • Giáo viên góp ý thêm cho các bài.

4. Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút)

  • Tiếp tục hoàn thành bài vẽ.
  • Đọc trước bài học sau (Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại).

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm