Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 9

Admin
Admin 23 Tháng mười một, 2018

Giáo án môn Vật lý 8

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 9: Áp suất bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Phát biểu được định nghĩa về áp lực và áp suất.
  • Viết được công thức tính áp suất và kể tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức
  • Vận dụng công thức tính áp suất để giải được bài tập đơn giản về áp lực, áp suất
  • Nêu cách làm tăng, giảm áp suất và dùng nó để giải thích một số hiện tượng đơn giản trong cuộc sống

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán,

3. Thái độ: Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi, vận dụng trong thực tế

CHUẨN BỊ:

  1. GV: SGK, SGV, GA
  2. HS: SGK, SBT, vở ghi, bộ thí nghiệm h 7.4 SGK

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Có những lự ma sát nào? Lấy vd? Lực ma sát xuất hiện khi nào?

- Làm bài tập 6.4, 6.5 SBT

3. Tổ chức tình huống:

GV: Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được trên nền đất mềm còn ô tô thì không đi được bài hôm nay chúng ta sẽ cùng đi trả lời câu hỏi đó.

Hoạt động của GV, HS

Nội dung ghi bài

HĐ 1: Tìm hiểu về áp lực

-GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 1SGK cho biết áp lực là gì?

- HS: HĐ cá nhân

- GV: Kết luận lại khái niệm áp lực

- HS: Ghi vở và quan sát h7.3 trả lời C1

- HS: 1 HS trình bày, HS khác nghe và nhận xét

- GV: Thống nhất đáp án, yêu cầu HS hoàn thành vào vở

I. Áp lực là gì?

* Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

- C1:

a. Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường được gọi là áp lực

b- Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh là áp lực

- Lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ là áp lực

HĐ2: Tìm hiểu tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào?

-GV: Đặt khối kloại lên mặt bột đá bằng phẳng, lực ép của khối kim loại lên bột đá có phải là áp lực không?

- HS: Phải là áp lực

- GV: Yêu cầu HS đọc C2 nêu mục đích TN và cách tiến hành TN?

- HS: Mục đích TN: biết được tác dụng của áp lực phụ thuộc vào diện tích bị ép, độ lớn của áp lực.

- GV: Yêu cầu HS làm TN và hoàn thành C2

- HS: HĐ nhóm, nhóm trưởng trình bày, nhóm khác nhận xét.

- GV: Thống nhất đáp án, HS ghi vở

- HS: Hoàn thành C3

- GV: Vậy td của áp lực phụ thuộc ntn vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép?

- HS: S càng nhỏ, độ lớn áp lực càng lớn thì td của áp lực càng lớn

- GV: Thông báo độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép gọi là áp suất

- HS: Nghe và ghi vở

- GV: HS NCSGK cho biết kh, ct, đv của áp suất?

- HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn?

- GV: Kết luận lại

II. Áp suất

1. Tác dụng của áp suất phụ thuộc vào yếu tố nào?

- C2:

Áp lực

DT bị ép

Độ lún

F2 > F1

S2 = S1

h2 > h1

F3 = F1

S3 < S1

h3 > h1

* Kết luận

- C3: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.

2. Công thức tính áp suất

* Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép

* KH: p

* Công thức:

p = F/ S

Trong đó:

F: Là áp lực tác dụng lên diện tích bị ép (N)

S: Diện tích bị ép (m2)

p: Áp suất (N/ m2)

*Đơn vị: N/ m2 hoặc pa

1 N/ m2 = 1 pa


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!