Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 17
Giáo án môn Vật lý lớp 10
Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 17: Lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm về lực hấp dẫn và các đặc điểm của lực hấp dẫn.
- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn.
- Viết được công thức của lực hấp dẫn và giới hạn áp dụng công thức đó.
2. Về kỹ năng:
- Dùng kiến thức về lực hấp dẫn để giải thích một số hiện tượng liên quan.
- Phân biệt lực hấp dẫn với các loại lực khác như: lực điện, lực từ, lực ma sát, lực đàn hồi, lực đẩy Acsimet...
- Vận dụng công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản
II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:
- Giáo viên: Mô hình chuyển động của Mặt Trăng, Trái Đất xung quanh Mặt Trời.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do và trọng lực.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC:
1) Ổn định:
2) Kiểm tra: Phát biểu ba định luật Niu – tơn?
3) Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Phân tích các hiện tượng vật lý, tìm ra điểm chung, xây dựng khái niệm về lực hấp dẫn.
Nội dung và mục tiêu hs cần đạt được |
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
I. Lực hấp dẫn: Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn.
Khác với lực đàn hồi và lực ma sát là lực tiếp xúc, lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật |
Từ trên xuống, hướng về TĐ.
Do lực hút của TĐ
Theo định luật III Newton thì vật sẽ hút lại TĐ Suy nghĩ, trả lời
|
Khi rơi các vật luôn có hướng ntn? Khi TĐ hút vật thì vật có hút TĐ không? Lực mà TĐ và vật hút nhau có cùng bản chất với các lực ta đã học không? Để phân biệt với các loại lực hút khác, Newton gọi lực này là lực hấp dẫn. Nhờ có lực hấp dẫn nó giữ cho Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Cho HS xem mô hình. |
Hoạt động 2: Phát biểu và viết biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn
Nội dung và mục tiêu hs cần đạt được |
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
II. Định luật vạn vật hấp dẫn: 1) Định luật: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích 2 khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. m1, m2: khối lượng 2 chất điểm r: khoảng cách giữa 2 chất điểm G: hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 N.m2/kg2. |
Khối lượng 2 vật và khoảng cách giữa chúng.
Suy nghĩ, thảo luận để tìm ra đơn vị của G N.m2/kg2
- Tiếp thu, ghi nhớ |
Yếu tố nào ảnh hưởng đến độ lớn của lực hấp dẫn? Thông báo nội dung định luật.
Đơn vị của G là gì?
Biểu diễn lực hấp dẫn giữa các vật như thế nào? GV hướng dẫn HS cách vẽ.
Thông báo phạm vi áp dụng của định luật. |