Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 11

Admin
Admin 24 Tháng mười một, 2018

Giáo án môn Sinh học 9

Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:

  • Nêu được những điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái.
  • Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh.
  • Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.

2/ Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy lí thuyết (phân tích, so sánh).

3/ Thái độ: Yêu thích môn học

II/ Phương tiện dạy học:

1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 11 SGK hoặc máy chiếu và bản trong ghi hình 11 SGK.

2/ Học sinh: Đọc trước bài

III/ Tiến trình dạy học:

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra bài cũ:

  • GP xảy ra ở loại TB nào? kết quả của nó ra sao?
  • Sự kiện nào trong GP có ý nghĩa nhất?

3/ Bài mới:

Hoạt động 1: Sự phát sinh giao tử

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

? Thông tin trên cho biết điều gì.

- GV treo tranh phóng to hình 11 SGK (hoặc bấm máy chiếu), hướng dẫn HS tìm hiểu SGK để trình bày quá trình phát sinh giao tử ở ĐV.

? Sự hình thành giao tử đực, giao tử cái ở động vật như thế nào.

? Quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái có gì giống và khác nhau. kết quá quá trình này thế nào?

? Nêu rõ sự khác nhau căn bản giữa tinh trùng và trứng về mặt số lượng, kích thước. Ý nghĩa của sự khác nhau này.

GV: Tinh trùng: kích thước nhỏ nhưng số lượng lớn, đảm bảo cho qua trình thụ tinh được hoàn hảo.

- Trứng số lượng ít nhưng kích thước lớn, chứa nhiều chất để nuôi hợp tử và nuôi phôi (ở giai đoạn đầu)

? Quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật phải qua mấy giai đoạn? Đặc điểm của mỗi giai đoạn.

- Đọc thông tin đầu SGK/34

- Sự hình thành giao tử ở động vật và thực vật khác nhau, giao tử đực và giao tử cái cũng khác nhau.

- Quan sát và phân tích H11.

- HS quan sát tranh và tìm hiểu SGK, thảo luận theo nhóm để tìm ra những điểm giống và khác nhau của quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái.

- Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm thống nhất đáp án.

* Đáp án:

+ Giống nhau:

-Các Tb mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều nguyên phân liên tiếp nhiều lần.

-Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều giảm phân để hình thành giao tử.

- Có 3 giai đoạn:

+ GĐ1: Các TB mầm nguyên phân liên tiếptạo ra vô số tinh nguyên bào và noãn nguyên bào.

+ GĐ2: Các tinh nguyên bào và noãn nguyên bào không phân chia nữa chúng phát triển thành các tinh bào bậc I và noãn bào bậc I.

+ GĐ3: Các tinh bào bậc I và noãn bào bậc I GP tạo thành giao tử.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!