Giáo án môn Sinh học 8 bài 18: Thực hành sơ cứu cầm máu theo CV 5512

Admin
Admin 20 Tháng mười hai, 2021

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 18: Thực hành sơ cứu cầm máu bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch hay mao mạch.

- Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều.

- Các bước băng bó khi chảy máu mao mạch, tĩnh mạch, động mạch.

- Những lưu ý khi băng bó cầm máu.

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Giáo viên: Chuẩn bị 1 cuộn băng, 2 miếng gạc, 1 cuộn bông, dây cao su hoặc dây vải, 1 miếng vải mềm (10 x 30cm).

- Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm như Giáo viên

II. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra miệng

GV yêu cầu tổ trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.

3. Tiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Giáo viên: nêu vấn đề: chúng ta đã biết vận tốc máu ở mỗi loại mạch là khác nhau, vậy khi bị tổn thương chúng ta phải xử lý như thế nào?

- Hs Suy nghĩ, thảo luận để giải quyết vấn đề mà giáo viên nêu ra

- Học sinh trao đổi thảo luận để hướng đến việc làm thế nào khi chảy máu.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Hs thực hiện được các bước băng bó khi chảy máu mao mạch, tĩnh mạch, động mạch.

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học trực quan.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hành phòng thí nghiệm.

1: Tìm hiểu về các dạng chảy máu (10 phút)

Hoạt động của giáo viên (1)

Hoạt động của học sinh (2)

Nội dung ghi bảng (3)

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, thảo luận để hoàn thành bảng :

- HS tự xử lí, liên hệ thực tế, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng.

 

Các dạng chảy máu

Biểu hiện

1. Chảy máu mao mạch

- Máu chảy ít, chậm.

2. Chảy máu tĩnh mạch

- Máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn.

3. Chảy máu động mạch

- Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia.

2: Tập băng bó vết thương (15 phút)

- Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào ?

- GV lưu ý HS 1 số điểm, yêu cầu các nhóm tiến hành.

 

- GV kiểm tra mẫu băng của các tổ: yêu cầu mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp, không quá chặt, không quá lỏng.

 

- Khi bị chảy máu ở động mạch, cần tiến hành như thế nào?

- Lưu ý HS về vị trí dây garô cách vết thương không quá gần (> 5cm), không quá xa.

- Yêu cầu các nhóm tiến hành.

- GV kiểm tra, đánh giá mẫu.

+ Mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp không quá chặt hay quá lỏng.

+ Vị trí dây garô.

- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK.

- 1 HS trình bày cách băng bó vết thương ở lòng bàn tay như thông tin SGK: 4 bước.

- Mỗi nhóm tiến hành thực hành dưới sự điều khiển của tổ trưởng.

- Mỗi tổ chọn người mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu.

- Các nhóm nghiên cứu cách băng bó SGK + H 19.1.

- 1 HS trình bày các bước tiến hành,

- Các nhóm tiến hành dưới sự điều khiển của tổ trưởng.

- Mỗi tổ chọn một mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu.

 

1. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay (chảy máu tĩnh mạch và mao mạch).

- Các bước tiến hành SGK.

+ Lưu ý: Sau khi băng nếu vết thương vẫn chảy máu, phải đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện.

2. Băng bó vết thương cổ tay (chảy máu động mạch)

- Các bước tiến hành SGK.

+ Lưu ý:

+ Vết thương chảy máu ở động mạch (tay chân) mới được buộc garô.

+ Cứ 15 phút nới dây garô 1 lần và buộc lại.

+ Vết thương ở vị trí khác chỉ ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía trên.

 

4. Viết thu hoạch

Mỗi Học sinh tự làm ở nhà rồi nộp báo cáo cho Giáo viên đánh giá

* Đáp án gợi ý

Câu 1: Chảy máu động mạch và tĩnh mạch có gì khác nhau về biểu hiện và cách xử lí?

Các dạng chảy máu

Biểu hiện

Cách xử lí

1. Chảy máu tĩnh mạch

- Máu chảy nhiều, nhanh.

- Dùng ngón cái bịt chặt vết thương trong vài phút cho đến khi máu không chảy nữa.

- Sát trùng vết thương.

- Dùng băng dán hoặc gạc để băng vết thương.

* Nếu sau khi băng vết thương vẫn chảy máu, đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

2. Chảy máu động mạch

- Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia.

- Dùng ngón tay dò tìm vị trí động mạch, bóp mạnh để làm ngưng chảy máu trong vài phút.

- Buộc dây garo.

- Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương, băng lại.

- Đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Câu 2: Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô là gì? Vì sao chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc ở chân mới dùng được biện pháp buộc dây garô?

Yêu cầu:

+ Chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay (chân) mới buộc dây garo.

+ Cứ sau 15’ nới dây garo ra và buộc lại.

+ Chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân mới dùng được biện pháp buộc dây garo vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garo mới có hiệu quả cầm máu cao.

Câu 3: Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay hoặc ở chân cần được xử lí thế nào?

Những vết thương chảy máu động mạch ở vị trí khác, chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần vết thương về phía tim.

 

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Phân biệt được vết thương làm tổn thương động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

2. Kỹ năng:

  • Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
  • Biết thao tác băng bó vết thương, cách thắt và qui định đặt garo.

3. Thái độ:

  • Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
  • Tính cẩn thận, nghiêm túc, giữ vệ sinh trong phòng thực hành.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Tranh hình 19.1 - 2 SGK

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, CHUẨN BỊ theo nhóm như đã phân công.

III. Tiến trình bài giảng.

1. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sự CHUẨN BỊ của mỗi nhóm

* Đặt vấn đề: Vận tốc máu ở mỗi loại mạch có giống nhau hay không? Vậy khi bị tổn thương cần phải làm gì?

2. Dạy nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GHI BẢNG

GV gọi 1 HS đọc phần I. MỤC TIÊU của bài học.

Hoạt động 1

Khi bị thương làm thế nào để phân biệt máu chảy từ động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch? Việc phân biệt này có ý nghĩa như thế nào?

HS dựa vào kiến thức cũ, trình bày, GV chốt:

Hoạt động 2

Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay cần băng bó như thế nào?

Các nhóm cần xác định dạng máu chảy và tiến hành băng bó.

GV kiểm tra công việc của các nhóm, giúp đỡ nhóm nào còn yếu, cho các nhóm tự đánh giá kết quả lẫn nhau. GV đánh giá, phân tích kết quả của từng nhóm.

Khi bị thương, chảy máu động mạch cần tiến hành sơ cứu như thế nào?

Cho HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến và tiến hành băng bó.

GV theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm yếu.

Cho nhóm làm tốt nhất nêu nguyên nhân thành công, nhóm làm chưa tốt nêu lí do vì sao thất bại. GV nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm.

Hoạt động 3

GV hướng dẫn HS viết bài thu hoạch như SGK.

Các nhóm tổ chức viết bài thu hoạch.

Yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng thực hành.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS ôn tập nội dung chương I, II, III.

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trong 3 chương. Giải đáp các thắc mắc cho HS.

- HS ghi chép nội dung câu hỏi ôn tập và làm đề cương ôn tập, chuẩn bị cho bài kiểm tra một tiết. Có những chỗ nào thắc mắc cần trực tiếp yêu cầu GV giải thích hoặc giải đáp.

I. Mục tiêu

SGK

II. Chuẩn bị:

Theo nhóm như đã dặn

III. Nội dung và cách tiến hành

1. Các dạng máu chảy:

- Máu mao mạch: Chảy chậm, ít.

- Máu ĐM: Chảy nhiều, mạnh thành tia, màu đỏ tươi.

- Máu TM: Chảy nhanh, nhiều hơn máu MM, màu đỏ thẫm.

 

2. Tập băng bó vết thương

a/ Băng vết thương ở lòng bàn tay: Tiến hành như hướng dẫn SGK trang 61

 

 

b/ Băng bó vết thương ở cổ tay: Tiến hành như hướng dẫn SGK trang 62.

 

 

 

3. Thu hoạch

 

 

 

3.Ôn tập chương I, II, III.

Câu 1: Xương có những tính chất căn bản nào? Nhờ đâu xương có được những tính chất đó?

Câu 2: Máu gồm những thành phần nào? Nếu chức năng của những thành phần đó?

Câu 3: Người có nhóm máu A có truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?

Câu 4 : Khi gặp người bị tai nạn gãy xương cẳng tay, thì em cần làm gì?

Câu 5: Giải thích vì sao tim hoạt động cả đời không mệt mỏi?

Câu 6: Trình bày cơ chế thực bào và cơ chế tương tác của bạch cầu limpho T với kháng nguyên của vi khuẩn, vi rút

Câu 7: Phản xạ là gì? Lấy ví dụ và phân tích cung phản xạ trong ví dụ ấy

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 18: Thực hành sơ cứu cầm máu theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm