Giáo án Sinh học 6 bài: Cấu tạo miền hút của rễ theo CV 5512

Admin
Admin 18 Tháng mười, 2021

TimDapAnxin giới thiệu bài Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 9: Cấu tạo miền hút của rễ bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Sinh học 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.

- Bằng quan sát nhận xét thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng.

- Biết sử dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến rễ cây.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực số đông CNTT và TT

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

- Rễ gồm mấy miền? Chức năng mỗi miền?

3. Bài mới:

Hoạt động: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Các miền của rễ cây đều rất quan trọng, nhưng vì sao miền hút lại là phần quan trọng nhất của rễ, cấu tạo của nó như thế nào? bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu vấn đề này.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a) Mục tiêu:

- HS nêu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.

- Nắm được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng.

- HS giải thích được một số hiện tượng thực tế có liên quan đến rễ cây.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

 

 

- GV treo tranh phóng to hình 10.1 và 10.2 SGK giới thiệu:

+ Lát cắt ngang qua miền hút và tế bào lông hút.

+ Miền hút gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa (chỉ giới hạn các phần trên tranh).

- GV kiểm tra bằng cách gọi HS nhắc lại.

- GV ghi sơ đồ lên bảng cho HS điền tiếp các bộ phận.

 

 

 

 

 

- GV cho HS nghiên cứu SGK tr.32.

 

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát lại hình 10.2 trên bảng, trao đổi và trả lời câu hỏi:

 

 

1. Vì sao mỗi lông hút là một tế bào?

- GV nhận xét và cho điểm HS trả lời đúng.

- GV cho HS ghi bài

 

 

- HS theo dõi tranh trên bảng ghi nhớ được 2 phần của miền hút: vỏ và trụ giữa.

- HS xem chú thích của hình 10.1 tr.32 SGK ghi ra giấy các bộ phận của phần vỏ và trụ giữa.

 


-1, 2 HS nhắc lại cấu tạo của phần vỏ và trụ giữa. HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS lên bảng điền nốt vào sơ đồ của GV, HS khác bổ sung.

Vỏ Biểu bì

Thịt vỏ

Miền hút

Mạch rây

Trụ giữa

Mạch gỗ

 

 

- HS đọc nội dung ở cột 2 của bảng “Cấu tạo và chức năng của miền hút”. Ghi nhớ nội dung chi tiết cấu tạo của biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột.
- 1 HS đọc lại nội dung trên để cả lớp cùng nghe.

- HS chú ý cấu tạo của lông hút có vách tế bào, màng tế bào…để trả lời lông hút là tế bào

 

- HS ghi bài vào vở

*Cấu tạo miền hút của rễ

- Miền hút của rễ gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa.

(HS vẽ sơ đồ như bài dạy)

+ Vỏ gồm biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là do TB biểu bì kéo. Phía trong lông hút là TB thịt vỏ.

+ Trụ giữa: gồm các mạch gỗ và mạch rây.

 

- GV cho HS nghiên cứu SGK tr.32, bảng “Cấu tạo và chức năng của miền hút”, quan sát hình 7.4.
- Cho HS thảo luận theo 3 vấn đề:

1. Cấu tạo miền hút phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào?

2. Lông hút có tồn tại mãi không?

3. Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút?

 

 


- GV gợi ý: Tế bào lông hút có không bào lớn, kéo dài để tìm nguồn thức ăn.

- GV nhận xét phần trả lời của nhóm cho điểm nhóm nào trả lời đúng.

- GV đưa ra câu hỏi: Trên thực tế bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con, hãy giải thích?
- GV cho HS ghi bài

- HS đọc cột 3 trong bảng kết hợp với hình vẽ 10.1 và cột 2-> ghi nhớ nội dung.

- Thảo luận đưa ra được ý kiến:

1. Phù hợp cấu tạo chức năng:

Biểu bì: Các tế bào xếp sát nhau-> Bảo vệ…

 

2. Lông hút không tồn tại mãi, già sẽ rụng.

3. Tế bào lông hút không có diệp lục, có không bào lớn, lông hút mọc dài ra đến đâu thì nhân di chuyển đến đó nên vị trí nhân luôn nằm gần đầu lông hút.

- Đại diện của 1-2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét-> bổ sung.

 

 

- HS dựa vào cấu tạo miền hút, chức năng của lông hút trả lời

2. Tìm hiểu chức năng của miền hút

- Chức năng:

+ Vỏ: Bảo vệ các bộ phận trong rễ, hút nước và muối khoáng hòa tan, chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.

+ Trụ giữa: Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây, chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, là; chứa chất dự trữ

 

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

 

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Vì sao nói miền hút là phần quan trọng nhất của rễ?

A. Vì bộ phận này có khả năng tái sinh rất cao, giúp rễ nhanh chóng phục hồi sau khi bị tổn thương.

B. Vì bộ phận này là nơi duy nhất ở rễ chứa mạch rây và mạch gỗ.

C. Vì bộ phận này có chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động của rễ.

D. Vì bộ phận này chứa các lông hút có vai trò hút nước và muối khoáng hòa tan - chức năng quan trọng nhất của rễ thực vật.

Câu 2. Lông hút ở rễ là một bộ phận của

A. tế bào thịt vỏ.

B. tế bào biểu bì.

C. tế bào kèm

. D. quản bào.

Câu 3. Thành phần nào dưới đây không được tìm thấy ở tế bào lông hút ở rễ?

A. Nhân

B. Vách tế bào

C. Không bào

D. Lục lạp

Câu 4. Khi nói về sự sắp xếp mạch rây và mạch gỗ tại miền hút của rễ, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Mạch rây bao bên ngoài, mạch gỗ nằm ở phía trong

B. Mạch rây xếp một phía, mạch gỗ xếp ở phía đối diện

C. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau

D. Mạch gỗ bao bên ngoài, mạch rây nằm ở phía trong

Câu 5. Trong cấu tạo miền hút của rễ, bộ phận nào là nơi chứa chất dự trữ?

A. Ruột

B. Bó mạch

C. Biểu bì

D. Thịt vỏ

Câu 6. Các tế bào biểu bì ở miền hút của rễ được sắp xếp thành mấy lớp?

A.2 lớp

B. 1 lớp

C. 3 lớp

D. 4 lớp

Câu 7. Ở miền hút của rễ, phần trụ giữa bao gồm những thành phần nào?

A. Biểu bì và ruột

B. Thịt vỏ và bó mạch

C. Ruột và bó mạch

D. Mạch rây và mạch gỗ

Câu 8. Trong cấu tạo miền hút của rễ, bộ phận nào bao gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau và có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa?

A. Ruột

B. Bó mạch

C. Biểu bì

D. Thịt vỏ

Câu 9. Thành phần nào dưới đây của miền hút ở rễ bao gồm những tế bào có vách mỏng?

1. Mạch gỗ 2. Mạch rây 3. Ruột

A. 2, 3

B. 1, 2

C. 1, 3

D. 1, 2, 3

Câu 10. Nếu cắt bỏ lông hút thì ngay lập tức, rễ cây sẽ mất đi khả năng nào dưới đây?

A. Hút nước và muối khoáng

B. Vận chuyển các chất lên thân

C. Tăng trưởng về chiều dài

D. Hô hấp

Đáp án

1. D

2. B

3. D

4. C

5. A

6. B

7. C

8. D

9. A

10. A

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

 

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- - Chỉ trên hình vẽ các bộ phận của miền hút và chức năng?

- Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? vì sao?

 

4. Hướng dẫn về nhà:

Học bài và trả lời câu hỏi còn lại SGK.

Đọc phần Em có biết ?

- Soạn bài tiếp theo.

Giáo án môn Sinh học 6

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Nêu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ .
  • Qua quan sát nhận thấy được đặc điểm cấu tạo phù hợp chức năng của chúng.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

Tranh vẽ phóng to hình 10.1 , 10.2

Bảng phụ (chưa điền thông tin)

Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.(1 Phút)

2. Kiểm tra bài cũ:(4 Phút)

  • Nêu đặc điểm của từng loại rễ?
  • Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền?

3. Nội dung bài mới:

a/ Đặt vấn đề:

Các miền của rễ đều có chức năng quan trọng, nhưng vì sao miền hút lại là phần quan trọng nhất của rễ? Nó có cấu tạo phù hợp với việc hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất như thế nào?

b/ Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt Động 1:

GV: Yêu cầu hs nhắc lại các miền của rễ và chức năng của mỗi miền?

HS: nhắc lại

GV: Treo hình 10.1 + giới thiệu cho hs quan sát 2 tranh vẽ

Yêu cầu hs đọc bảng ở SGK, so sánh với hình vẽ hiểu được cấu tạo và chức năng miền hút .

HS: Thực hiện

Hoạt Động 2:

GV: Yêu cầu hs thảo luận từng đôi:

Xác định 2 miền: vỏ và trụ giữa.

Vị trí, cấu tạo các bộ phận của vỏ, trụ giữa

HS: Đại diện nhóm trình bày, 1-2 hs khác nhận xét, bổ sung.

GV: Kết luận và nêu câu hỏi

Cấu tạo miền hút gồm mấy phần?

GV: Yêu cầu hs lên chỉ vào h10.1, nêu cấu tạo của miền hút?

HS: Lên bảng

GV: Hoàn thành bảng phụ phần cấu tạo

GV: Yêu cầu hs đọc cột chức năng

Mỗi bộ phận thực hiện chức năng gì?

HS: Trả lời

GV: Hoàn chỉnh bảng phụ về chức năng

So sánh sự khác nhau giữa tế bào lông hút và tế bào TV?

HS: Trả lời

GV: Vì sao nói mỗi lông hút là một tế bào, nó có tồn tại mãi không?

HS: Giải thích

GV: Lưu ý:

Mỗi lông hút là một tế bào vì nó có đủ các thành phần của tế bào như: vách tế bào, chất tế bào, nhân. Tế bào lông hút chính là tế bào biểu bì kéo dài .

Lông hút không tồn tại mãi, khi già nó sẽ rụng đi.

GV: Phân biệt 2 loại mạch?

HS: Phát biểu

GV: Nhấn mạnh chiều dẫn truyền

I. Quan sát tranh:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Cấu tạo và chức năng miền hút của rễ:

(Bảng phụ)

 

Cấu tạo: miền hút của rễ gồm 2 phần: Vỏ và trụ giữa

Chức năng:

a. Vỏ

- Biểu bì: Bảo vệ và hút nước và muối khoáng hòa tan.

- Thịt vỏ: Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.

b. Trụ giữa

- Mạch rây: Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.

- Mạch gỗ: Chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân và lá.

- Ruột: Chứa chất dự trữ

 

 

 

 

---------------------------------------------

Như vậy TimDapAnđã giới thiệu các bạn tài liệu Giáo án Sinh học 6 bài: Cấu tạo miền hút của rễ theo CV 5512. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 6, Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh 6, Tài liệu học tập lớp 6.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!