Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 86

Admin
Admin 07 Tháng chín, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 86: Nước Đại Việt ta được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn của dân tộc ta ở thế kỉ XV; Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: Lập luận chặt chẽ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. (Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về tư tưởng độc lập dân tộc).

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích tìm hiểu tác phẩm văn nghị luận chính trị.

3. Thái độ: HS biết phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực cảm thụ văn học.

II. Chuẩn bị:

  • GV: Soạn GA, chân dung Nguyễn Trãi; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

Trong lịch sử dân tộc ta đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại giành được độc lập dân tộc. Cáo là một thể văn nghị luận cổ dùng để báo cáo hoặc trình bày kết quả một sự nghiệp lớn. Bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu thể văn này qua một văn bản đó là VB Nước Đại Việt ta trích từ Bình Ngô Đại cáo.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

*HD đọc - tìm hiểu chung về VB (10’).

Mục tiêu: HS HS nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB.

- GV? Qua phần chuẩn bị ở nhà và chú thích dấu sao, em hãy cho biết vài nét về Nguyễn Trãi.

- GV cho HS biết thêm vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược có liên quan đến tác phẩm (Đầu trang 93 – SGV ).

- GV? Cáo là thể văn NTN? Hoàn cảnh ra đời bài “Bình Ngô đại cáo”?

- GV? So với các thể chiếu, hịch đã học, có điểm gì giống nhau và khác nhau?

* Giống nhau: Đều là thể văn nghị luận cổ, thường được viết bằng văn biền ngẫu; là thể văn có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

* Khác: Cáo dùng để trình bày một chủ trương hoặc công bố kết quả một sự nghiệp.

- GV? Nhan đề bài Bình Ngô đại cáo có ý nghĩa gì? (Báo cáo kết quả việc dẹp xong giặc Ngô)

- GV? Từ Ngô là chỉ nước nào? (Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, xưng là Ngô vương, sau là Minh Thành Tổ. Do đó từ Ngô dùng để chỉ nhà Minh (Trung Quốc xưa).

- Hướng dẫn HS đọc, chú ý giọng điệu trang trọng, hào hùng, tự hào; chú ý tính chất cân xứng, nhịp nhàng của câu văn biền ngẫu. GV đọc mẫu và gọi HS đọc.

- GV? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? Vì sao đây là VB nghị luận? (Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc ta.)

- GV? Vị trí đoạn trích trong bài Bình Ngô đại cáo? (Phần đầu bài Bình Ngô đại cáo).

- GV? Đoạn trích có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài cáo, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề , tác giả đã khẳng định những chân lí nào? (Nêu luận đề chính nghĩa với hai nội dung chính: Nguyên lí nhân nghĩachân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc ta.)

- GV? Xác định bố cục của bài ứng với hai nội dung vừa nêu?

- GV chuyển ý:

* Hoạt động 2: HD đọc - phân tích VB theo bố cục (24’):

- HS đọc 2 câu đầu.

- GV? Tư tưởng nhân nghĩa gồm những nội dung nào? (Yên dân, trừ bạo.)

- GV? Em hiểu “yên dân” nghĩa là gì? Trừ bạo là diệt trừ những thế lực nào?

- GV? Cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nhân dân ta là cuộc kháng chiến mang tính chất NTN? (Chính nghĩa).

- GV? Tư tưởng nhân nghĩa: Yên dân của ta đã có từ khi nào? (Từ xa xưa – Gv lấy dẫn chứng trong truyện Bánh chưng, bánh giầy: “Dân có no ấm ngai vàng mới vững”).

- GV? Ngày nay tư tưởng nhân nghĩa của ta còn giá trị không? (Còn nguyên giá trị – Dẫn chứng).

- GV chuyển ý – Cho HS đọc đoạn còn lại.

- GV? Để khẳng định chủ quyền của dân tộc ta, Nguyễn Trãi đã nêu ra những căn cứ cơ bản nào?

- GV? Có ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích này là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam đã học ở lớp 7. Em hãy chỉ ra những yếu tố nào được nói tới trong Sông núi nước Nam, những yếu tố nào được bổ sung trong VB này (Thảo luận nhóm)?

=> Bài Sông núi nước Nam mới xác định được hai yếu tố là lãnh thổchủ quyền; còn ở bài này, ba yếu tố nữa được bổ sung là nền văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử.

- GV? Các căn cứ nêu ra trong bài này có ý nghĩa gì? (Khẳng định nền độc lập của nước ta; đề cao ý thức dân tộc; tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc.) -> Liên hệ tư tưởng độc lập dân tộc của Bác Hồ - Không có gì quý hơn độc lập, tự do.

- GV? Vì sao các căn cứ nêu ra có tính thuyết phục cao? (Tính khách quan, sự thật lịch sử không thể chối cãi được).

- GV? Những từ ngữ mà tác giả dùng: Từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia,cũng khác,… Nguyên văn: Duy ngã, thực vi, kí thù, diệc dị,…đã thể hiện được tính chất gì? (Thể hiện tính chất hiển nhiên vốn có lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ).

- GV? Các câu văn biền ngẫu cùng các phép so sánh ngang bằng (So sánh ta với Trung Quốc cổ) có ý nghĩa gì?

- > (Tạo sự uyển chuyển, nhịp nhàng cho câu văn, đồng thời thể hiện sự ngang bằng với phương Bắc).

- GV? Qua đoạn văn này, tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Trãi bộc lộ NTN?

I. Đọc - Tìm hiểu chung:

1. Tác giả, tác phẩm:

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), quê ở tỉnh Hà Tây, là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn hóa lớn của dân tộc ta.

- Cáo là thể văn nghị luận cổ thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hoặc công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi biên soạn và công bố đầu năm 1428 như một bản tuyên ngôn độc lập, sau khi nhân dân ta đánh thắng giặc Minh xâm lược. Nước Đại Việt ta là phần đầu bài Bình Ngô đại cáo.

2. Đọc văn bản:

3. Phương thức biểu đạt: ï Nghị luận + tự sự, biểu cảm.

4. Bố cục: 2 phần, 2 nội dung.

- Mở bài: Hai câu đầu: Nêu nguyên lí nhân nghĩa.

- Đoạn còn lại: Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc ta.

II. Đọc - Tìm hiểu VB:

1. Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến:

- Yên dân: Lo cho dân có cuộc sống yên lành, ấm no.

- Trừ bạo: Đánh đuổi giặc Minh tàn bạo để bảo vệ cuộc sống của nhân dân -> Cuộc chiến tranh chính nghĩa, hợp lòng dân.

=> Tư tưởng lấy dân làm gốc -> Tiến bộ.

2. Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc:

* Căn cứ để xác định chủ quyền, độc lập dân tộc ta:

- Nền văn hiến vốn có từ lâu đời (Văn hóa riêng).

- Lãnh thổ riêng.

- Phong tục tâïp quán riêng.

- Lịch sử riêng.

- Anh hùng hào kiệt đời nào cũng có.

- Lịch sử còn ghi rõ sự thất bại thảm hại của các thế lực xâm lược nước ta.

-> Sự thật khách quan không thể chối cãi được.

=> Các câu văn biền ngẫu cùng các phép so sánh ngang bằng -> Khẳng định nền độc lập của nước ta; đề cao ý thức dân tộc; tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!