Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 80
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 80: Chiếu dời đô được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Nội dung:
- Thấy được khát vọng của ND ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua bài chiếu này.
- Nắm được đặc điểm của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích văn nghị luận.
3. Giáo dục: HS biết phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực cam thụ tác phẩm VH.
II. Chuẩn bị:
- GV: Soạn GA, chân dung Lí Công Uẩn; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ |
NỘI DUNG |
*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới: LS dân tộc ta có nhiều vị vua sáng suốt, có chí lớn, có tầm nhìn chiến lược để phát triển đất nước lâu dài, bền vững. Bài Chiếu dời đô sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó. |
|
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS: *HD đọc - tìm hiểu chung về văn bản (10’): Mục tiêu: HS HS nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB. ? Qua phần chuẩn bị ở nhà và chú thích dấu sao, em hãy cho biết vài nét về tác giả Lí Công Uẩn. - Chiếu là thể văn NTN? Hoàn cảnh ra đời bài “Chiếu dời đô”? - Hướng dẫn HS đọc, chú ý ngữ điệu trang trọng trong VB, nhấn mạnh tình cảm thiết tha ở một số câu mang tâm tình của tác giả. GV đọc mẫu và gọi HS đọc. ? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? Vì sao đây là VB nghị luận? (Dùng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục mọi người nghe theo tư tưởng dời đô). ? Vấn đề nghị luận ở bài chiếu này là gì? (Sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, Hà Nội ngày nay.) ? Vấn đề được trình bày bằng mấy luận điểm, là những luận điểm nào? Ứng với những đoạn nào? - Đoạn 1: Từ đầu -> không thể không dời đổi -> Việc dời đô là cần thiết. - Đoạn 2: Còn lại -> Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất. - GV cho biết mỗi luận điểm được thể hiện bằng một phần của VB. Đó chính là bố cục của bài viết. Hãy tìm bố cục của VB. - GV chuyển ý: … * Hoạt động 2: HD đọc - phân tích VB theo bố cục (24’): Mục tiêu: HS nắm được nghệ thuật lập luận rất thuyết phục của TG, từ đó cho thấy ý chí quyết tâm dời đô, thể hiện khát vọng XD đất nước giàu mạnh của triều đại nhà Lí. ? Luận điểm 1 được làm sáng tỏ bằng những luận cứ nào? (2 luận cứ: Dời đô là việc thường xảy ra ở các triều đại trước. Nhà Đinh, nhà Lê của ta cứ đóng đô ở một chỗ là hạn chế.) ? Ở luận cứ 1, những lí lẽ, dẫn chứng nào được đưa ra. ? Do đâu mà các lí lẽ, dẫn chứng có sức thuyết phục cao? ? Ý định dời đô của Lí Công Uẩn có ý nghĩa gì? ? Trong câu văn trình bày luận cứ 2, những lí lẽ, dẫn chứng nào được nêu ra? ? Những luận cứ này có thuyết phục không? Vì sao? (Rất thuyết phục vì đó là sự thật của lịch sử đất nước. Lúc đó nhà Đinh, Lê đóng đô ở Hoa Lư làm cho đất nước không phát triển được.) ? Thảo luận nhóm: Vì sao nhà Đinh, Lê lại chọn Hoa Lư, là nơi núi non hiểm trở làm kinh đô? (Thế và lực của đất nước thời Đinh, Lê còn non yếu, thường xuyên bị giặc ngoại xâm -> phải dựa vào địa hình núi non để chống giặc ngoại xâm.) ? Vậy vua Lí cho dời đô ra thành Đại La chứng tỏ thế và lực của đất nước ta lúc đó NTN? (Đã mạnh hơn triều đại trước.) ? Việc lồng cảm xúc vào bài chiếu: “Trẫm vô cùng đau xót…” có tác dụng gì? (Vừa có lí lẽ, vừa có tình -> Tăng tính thuyết phục cho bài văn nghị luận.) -> Tích hợp với TLV. - HS đọc lại đoạn 2. ? Để trình bày luận điểm 2, TG đã dẫn ra những luận cứ nào? - Hai luận cứ nói về lợi thế của thành Đại La: + Lợi thế địa lí. + Lợi thế về kinh tế, chính trị, văn hóa. ? Để làm rõ lợi thế về địa lí, tác giả đã nêu ra những dẫn chứng nào? Thắng địa là gì? ? Những dẫn chứng nào được nêu ra để làm rõ lợi thế về kinh tế, chính trị, văn hóa? ? Những luận cứ trên có thuyết phục không? Vì sao? (Thuyết phục vì được phân tích trên nhiều mặt: lịch sử, địa lí, dân cư, giao thông, kinh tế, chính trị,…) ? Việc trình bày luận cứ như trên đã khẳng định điều gì? Tin tưởng vào điều gì? ? Câu hỏi cuối bài có ý nghĩa, tác dụng gì đối với việc trình bày quan điểm ở trên? (Tôn trọng quần thần, kết hợp lí và tình -> Tăng thuyết phục cho VB |
I. Đọc - Tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: - Lí Công Uẩn (974 – 1028) tức vua Lí Thái Tổ, là người có tài, trí lớn, có nhiều công lao với đất nước; làm quan dười thời Tiền Lê. Ông được triều thần tôn lên làm vua khi triều đại Tiền Lê không còn người nối ngôi. - Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Năm 1010 vua Lí Thái Tổ viết bài Chiếu dời đô bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư Ninh Bình ra thành Đại La, Hà Nội ngày nay. 2. Đọc văn bản: 3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận + tự sự, biểu cảm. 4. Bố cục: 2 phần (2 luận điểm) II. Đọc - Tìm hiểu VB: 1. Việc dời đô là cần thiết: a. Dời đô là việc làm vẫn xảy ra ở các triều đại trước: - Nhà Thương 5 lần, nhà Chu 3 lần dời đô. - Các vua chúa thời trước không phải theo ý riêng mà vì muốn ... - Việc dời đô của các vua chúa thời trước khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. -> Luận cứ sẵn có trong lịch sử, ai cũng biết -> xác thực. => Không chịu thua các triều đại hưng thịnh đi trước, muốn đưa đất nước trở nên hùng mạnh, lâu dài. b. Nhà Đinh, Lê cứ đóng đô ở một chỗ là hạn chế. - Hai nhà Đinh, Lê cứ đóng đô ở một chỗ khiến cho triều đại không lâu bền, vận nước ngắn ngủi, … => Luận cứ chính xác, khẳng định việc cần thiết phải dời đô và khát vọng xây dựng một đất nước lâu bền, vững mạnh. 2. Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất: - Lợi thế địa lí: Là nơi trung tâm của trời đất, …là nơi thắng địa. - Lợi thế về kinh tế, chính trị, văn hóa: Là chốn hội tụ của bốn phương, là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. => Khẳng định sự đúng đắn của quan điểm dời đô; tin tưởng vào việc dời đô là phù hợp với mọi người.
|