Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 79
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 79: Câu trần thuật được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng dùng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: HS có ý tình yêu Tiếng Việt; có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực sử dụng câu đúng và hay.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị theo HD của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ |
NỘI DUNG |
*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. |
Bài TV trước các em đã được học về câu cảm thán. Bài học hôm nay các em sẽ được học tiếp một kiểu câu phổ biến trong tiếng Việt, đó là câu trần thuật. |
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu mục I (24’): Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm hình thức, chức năng và cách dùng câu trần thuật - HS đọc các VD a, b, c, d. ? Hãy tìm những câu mang dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến, cảm thán, nghi vấn? ? Những câu không mang dấu hiệu hình thức của câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến là kiểu câu gì? (Câu trần thuật) ? Dấu kết thúc câu? - GV chốt ý, cho ghi ý a. ? Xác định chức năng, tác dụng của từng câu? Thảo luận nhóm ? Trong các kiểu câu đã học, kiểu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao? (Phần lớn hoạt động giao tiếp của con người bằng ngôn ngữ, đều xoay quanh chức năng của câu trần thuật.) ? Hãy tìm một câu trần thuật dùng để hỏi. (Tôi đang muốn biết bao giờ bạn đi học.) ? Trong các chức năng của cau trần thuật, chức năng nào trùng với chức năng của kiểu câu khác? ? Theo em, chức năng chính của câu trần thuật là gì? |
I. Đặc diểm hình thức và chức năng: 1. Xét các VD – SGK: 2. Nhận xét: - Câu có hình thức của câu cảm thán: “Ôi Tào Khê!” a. Câu không có đặc điểm hình thức của câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn: Những câu còn lại trong các VD -> Là câu trần thuật. Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm cảm hoặc dấu chấm lửng. b. Chức năng, tác dụng của câu trần thuật: - VD a: Câu 1, 2: Trình bày suy nghĩ về truyền thống của dân tộc ta. Câu 3: Yêu cầu, đề nghị. - VD b: Câu 1: Kể. Câu 2: Thông báo. - VD c: Câu 1, 2: Miêu tả hình thức của Cai Tứ. - VD d: Câu 2: Nhận định. Câu 3: Bộc lộ cảm xúc. * Ghi nhớ: (SGK – trang 26).
|
* Hoạt động 3: HD luyện tập (20’): Mục tiêu: HS vận dụng được lý thuyết vào làm BT, từ đó hình thành năng lực dùng câu trần thuật. ? Qua phần tìm hiểu trên, em hiểu gì về đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? - HS đọc ghi nhớ; GV chốt ý. - GV hướng dẫn HS làm các BT: + HS đọc BT. + Cho HS trả lời các câu hỏi trong bài.
BT 5: GV gọi 5 HS lên bảng, đặt 5 câu; các HS khác làm ra giấy nháp. |
II. Luyện tập: BT 1: Xác định kiểu câu và chức năng của nó: a. Cả ba câu là câu trần thuật: Câu 1: kể; câu 2, 3: bộc lộ tình cảm, cảm xúc. b. Câu 1: trần thuật -> Kể; câu 2: Cảm thán: Bộc lộ cảm xúc vui mừng. Câu 3, 4: Trần thuật -> bộc lộ cảm xúc. BT 2: Câu trong phần dịch nghĩa là câu nghi vấn. Câu trong phần dịch thơ là câu trần thuật. -> Ý nghĩa của hai câu không khác nhau. BT 3: Xác định kiểu câu và chức năng của nó: a. Câu cầu khiến; b. câu nghi vấn; c. câu trần thuật. -> Tất cả đều dùng để cầu khiến. Câu b ý cầu khiến nhẹ nhàng hơn câu a. BT 4: a. Câu trần thuật dùng để cầu khiến. b. Câu 1: Câu trần thuật dùng để kể. Câu 2: Câu trần thuật dùng để cầu khiến. BT 5: Đặt câu: |