Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 67
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 67: Quê hương được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một miền quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
- Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của nhà thơ.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ.
3. Thái độ: HS biết yêu quê hương, bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước cho HS.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực tìm hiểu, cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn GA, chân dung Tế Hanh; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ |
NỘI DUNG |
*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới: |
Đề tài quê hương được nhiều nhà thơ, nhà văn khai thác, thể hiện. Bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu một bài thơ rất đặc sắc của nhà thơ Tế Hanh, đó là bài “Quê hương”. |
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS: *HD đọc - tìm hiểu chung về văn bản (9’): Mục tiêu: HS HS nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB. - GV? Qua phần chuẩn bị ở nhà và chú thích dấu sao, em hãy cho biết vài nét chính về tác giả Tế Hanh và đặc điểm, sự nghiệp văn chương của ông. - GV? Bài thơ “Quê hương” được sáng tác năm nào? - Hướng dẫn HS đọc, chú ý ngữ điệu trong VB; GV đọc mẫu và gọi HS đọc. - GV? PTBĐ của văn bản là gì? Vì sao em biết? - GV? Tìm bố cục của VB? Nội dung từng phần? - GV chuyển ý: … * HD phân tích VB theo bố cục (25’): Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa của bài thơ, từ đó hiểu được tâm tư, tình cảm yêu quê hương tha thiết của nhà thơ. - GV? Phần 1 có thể chia thành mấy đoạn nhỏ? (3 đoạn). - HS đọc hai câu đầu. - GV? Tác giả đã giới thiệu chung về quê hương mình NTN? Nghề của làng, vị trí của làng? - GV? Cách giới thiệu của tác giả thể hiện tình cảm NTN với quê hương? Cách giới thiệu đặc điểm gì đặc sắc? - HS đọc từ câu thơ 3 -> thâu góp gió. - GV? Nội dung chính của đoạn thơ này? - GV? Trong đoạn này, quê hương được miêu tả qua những hình ảnh tiêu biểu nào? (Chiếc thuyền, cánh buồm, người dân chài). - GV? Cảnh ở câu thơ “Khi trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng” là cảnh NTN? (Đẹp trong sáng, bình yên trên biển). - GV? Câu thơ nào miêu tả đẹp nhất về con thuyền? - GV? Tuấn mã là gì? - GV? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ này? Tác dụng? - GV? Những từ ngữ nào diễn tả khí thế băng tới, dũng mãnh của con thuyền? (hăng, băng, vượt, rướn,…). - GV? Những từ ngữ đó nói lên khí thế lao động NTN? - GV? Hình ảnh cánh buồm được miêu tả NTN? Cách miêu tả như vậy có ý nghĩa gì? Cái độc đáo của hai câu thơ này là gì? (Bút pháp lãng mạn, cách so sánh độc đáo). - GV? TG thể hiện tình cảm của mình là tình cảm NTN qua đoạn thơ này? - HS Thảo luận nhóm trả lời; GV nhận xét. - HS đọc lại đoạn thơ 3: - GV? Nội dung chính của cả đoạn thơ này? - GV? Hình ảnh ở 4 câu thơ đầu là một bức tranh NTN? - GV? Những từ ngữ, hình ảnh nào nói lên điều đó? - GV? Trong lời tạ ơn trời biển có ý nghĩa gì? (Biết ơn trời đã ban tặng nhiều cá nhưng cũng chứa đựng bao nỗi lo toan. – Cho HS xem tranh – trang 16). - GV? Em cảm nhận NTN về hình ảnh người dân chài qua hai câu thơ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.”(Hình ảnh vừa thực, vừa lãng mạn, mang tầm vóc phi thường). - GV? Hình ảnh con thuyền nằm nghỉ qua cách miêu tả của tác giả có ý nghĩa gì? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?? Qua các câu thơ trên, em cảm nhận được gì trong tâm hồn, tình cảm của tác giả? - HS đọc đoạn thơ cuối. - GV? Trong xa cách, TG nhớ những gì nơi quê nhà? - GV? Phép NT nào được dùng trong đoạn thơ? (Liệt kê) ? Các hình ảnh đó gợi lên những gì nơi quê hương tác giả? - GV? Cái mùi nồng mặn có ý nghĩa gì? - GV? Từ nào được lặp đi, lặp lại? Có ý nghĩa gì? (Từ nhớ - Nhấn mạnh tình cảm yêu quê hương). - GV? Tình cảm của TG đối với quê hương NTN? |
I. Đọc - Tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: - Tế Hanh (SN 1921), quê ở Quảng Ngãi, có mặt trong phong trào thơ mới với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình quê thắm thiết. Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến với những bài thơ nhớ thương quê hương miền Nam tha thiết và khát vọng thống nhất đất nước. - Bài thơ “Quê hương” được in trong tập “Hoa niên” năm 1945. 2. Đọc văn bản: 3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + miêu tả. 4. Thể thơ: Tám chữ . 5. Bố cục: 2 phần: - Hình ảnh quê hương: 16 câu thơ đầu . - Nỗi nhớ quê hương: Đoạn còn lại. II. Đọc - Tìm hiểu VB: 1. Hình ảnh quê hượng: a. Giới thiệu về quê hương: - Làng tôi vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây chách biển nửa ngày sông => Cách giới thiệu giản dị, tự nhiên, bộc lộ tình cảm thiết tha, đằm thắm với quê hương. b. Quê hương trong buổi sớm mai đoàn thuyền đi đánh cá: - Thiên nhiên: Bầu trời cao rộng, hồng ánh bình minh. -> Cảnh đẹp bình yên, hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu. - Phép so sánh -> Con thuyền mang vẻ đẹp dũng mãnh khi lướt sóng ra khơi. - Cánh buồm là biểu tượng của linh hồn làng chài. - Khí thế lao động hăng say, phấn khởi; => Tình cảm tin yêu, tự hào về quê hương. c. Quê hương đón đoàn thuyền đánh cá trở về: - Cảnh lao động náo nhiệt đầy ắp niềm vui và sự sống. - Người dân chài mang vẻ dẹp rắn giỏi và sức sống mãnh liệt của biển cả. -> Phép nhân hóa -> Con thuyền sau chuyến ra khơi gắn bó, thân thiết với người dân làng chài. => Một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, hòa quyện với sự sống quê hương. 2. Nỗi nhớ quê hương: -> Phép liệt kê -> Quê hương giàu đẹp, thanh bình; con người khỏe khoắn, siêng năng, tình cảm đầm ấm, mặn nồng.
|