Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 29
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 29: Nói quá được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là nói quá và tác dụng của phép tu từ này trong văn chương cũng như cuộc sống hằng ngày.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng biết dùng phép tu từ này trong nói, viết.
3. Thái độ: HS biết trau dồi vốn tiếng Việt.
Hình thành năng lực: HS có năng lực vận dụng kiến thức bài học vào thực tế đời sống.
II. Chuẩn bị:
- GV: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài; soạn GA, bảng phụ;
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ |
NỘI DUNG |
||
* Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài: (1’) Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. |
Trong ngôn ngữ hằng ngày và văn chương, người ta thường dùng một lối nói quá sự thật để đạt được hiệu quả giao tiếp nhất định. Bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu. |
||
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS: * HD tìm hiểu khái niệm, tác dụng của nói quá (24’): Mục tiêu: HS hiểu khái niệm, tác dụng và cách dùng phép nói quá. - HS đọc 2 câu tục ngữ ở VD 1. - GV? Phần in đậm ý nói điều gì? Có đúng không? - GV? Nói như vậy để nhằm mục đích gì? -> (nhấn mạnh ý rất ngắn) - HS đọc bài ca dao. - GV? Phần in đậm trong câu ca dao ý nói gì? -> (Mồ hôi rơi rất nhiều) - GV? So với thực tế thì có đúng không? Vậy nói như thế để làm gì? - HS: Nhấn mạnh ý rất vất vả. - GV dùng bảng phụ cho HS Thảo luận nhóm: So sánh 2 cách nói sau đây, cách nói nào hay hơn, vì sao?
- HS kết luận: Cách nói 2 hay hơn, sinh động và gây ấn tượng hơn. - GV? Vậy em kết luận thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá? - GV: Hãy cho một số VD có dùng cách nói quá trong văn chương hoặc trong đời sống . - SH thảo luận nhóm: Nói quá khác với nói dóc ở chỗ nào? (BT 6) - > Nói quá là phóng đại sự thật lên quá mức, dựa trên cơ sở là sự thật. Còn nói dóc là nói không có thật. |
I. Nói quá và tác dụng của nói quá: 1. Xét các VD – SGK: - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối. => Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn. - Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. => Mồ hôi rơi rất nhiều -> rất cực nhọc, vất vả.
2. Kết luận: (Ghi nhớ – SGK/ 102 ) |
||
*Hoạt động 3: Luyện tập ( 20’): HD HS làm các BT 1, 2, 4. Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết vào thực hành làm BT, từ đó hình thành năng lực ngôn ngữ. 1. BT 1: Các biện pháp nói quá: a. “sỏi đá cũng thành cơm” -> Khẳng định sức mạnh của bàn tay lao động và niềm tin vào thành quả lao động của con người. b. “đi đến tận trời” -> Nhấn mạnh còn khỏe lắm, vết thương không nặng. c. “thét ra lửa” -> Kẻ có quyền lực và rất tàn ác. 2. BT 2: Điền các thành ngữ sau vào chỗ trống: a. “chó ăn đá, gà ăn sỏi”; b. “bầm gan tím ruột”; c. “ruột để ngoài da”; d. “nở từng khúc ruột”; đ. “vắt chân lên cổ”. 3. BT 4: Các thành ngữ so sánh có dùng phép nói quá: Đen như cột nhà cháy; Trắng như cục bột; Nhanh như chớp; Ốm như cây sậy; Hôi như cú. - GV gọi HS trình bày, GV nhận xét, tổng kết ý. |
IV. Luyện tập: 1. BT 1: 2. BT 2: 3. BT 4: |