Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 114

Admin
Admin 08 Tháng chín, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 114: Ôn tập phần Văn học được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Củng cố, hệ thống hóa kiến thức về văn học của cụm VB nghị luận đã học nhằm giúp HS nắm chắc các đặc trưng thể loại và thấy được nét riêng độc đáo về nội dung và nghệ thuật của mỗi VB.
  • Củng cố, hệ thống hóa kiến thức về văn học của các VB VH nước ngoài và cụm VB nhật dụng đã học trong SGK lớp 8 đã học nhằm giúp HS nắm chắc các đặc trưng thể loại và thấy được nét riêng độc đáo về nội dung và nghệ thuật của mỗi VB.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng huy động kiến thức để tổng hợp.

3. Thái độ: HS biết tự mình ôn tập, nắm kiến thức đã học.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực hệ thống, tổng hợp kiến thức.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới:

Để các em nắm được một cách có hệ thống các kiến thức đã học về văn bản từ đầu năm đến nay, bài học hôm nay các em sẽ tiến hành tổng kết phần văn.

*Hoạt động 2: Tiến hành ôn tập

Mục tiêu: Giúp HS huy động kiến thức đã học theo định hướng của bài, từ đó hình thành năng lực tổng hợp, khái quát kiến thức.

* Hướng dẫn tiến hành ôn tập câu 3 (9’):

- Yêu cầu HS nhắc lại tê các VB nghị luận đã học ở lớp 8, các bài 22, 23, 24, 25, 26 – SGK – GV nêu yêu cầu tổng kết.

- Yêu cầu HS xem lại bảng thống kê đã lập ở bài tổng kết phần văn đã lập ở tiết trước.

- Gv gọi HS nhắc lại đặc điểm nội dung, tác giả, thể loại, …ở bảng thống kê.

? VB nào là VB nghị luận Trung đại, VB nào là VB nghị luận hiện đại?

? Kể tên những thể loại nhỏ trong VB nghị luận Trung đại.

? Đặc điểm chung nhất của các VB nghị luận Trung đại?

- GV cho HS biết thêm: VB nghị luận Trung đại ngoài những đặc điển trên, còn mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người Trung đại:

+ Tư tưởng thiên mệnh (tin vào mệnh trời): Bài Chiếu dời đô.

+ Đạo thần chủ: Bài Hịch tướng sĩ.

+ Tư tưởng nhân nghĩa: Nước Đại Việt ta.

+ Tâm lí sùng cổ: Noi theo tiền nhân, tìm khuôn mẫu ở thời đã qua. -> Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

*Hướng dẫn thực hiện câu hỏi 4 (5’):

- HS đọc câu hỏi 4 và thảo luận , trả lời.

? Chứng minh các VB ghị luận Trung đại được viết có lí, có tình, có chứng cứ rõ ràng.

? Trong các VB nghị luận cổ, các yếu tố này phải được kết hợp NTN?

*Hướng dẫn thực hiện câu hỏi 5 (5’):

- HS đọc câu hỏi 5 – SGK.

? Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các VB trong bài 22, 23, 24.

- GV cho Hs biết thêm: Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn đó là gốc của sắc thái biểu cảm, là chất trữ tình đậm hoặc nhạt ở các VB đó. Yếu tố tình cảm thể hiện ở thái độ, tấm lòng của người viết.

- HS tìm hiểu thái độ, tình cảm thể hiện trong từng bài.

*Hoạt động 4 (5’): Hướng dẫn thực hiện câu hỏi 6 (5’):

- HS đọc câu hỏi 6 – SGK.

? Vì sao Bình Ngô đại cáo được xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc ta?

? So với Vb Sông núi nước Nam đã học ở lớp 7, ý thức về nền độc lập của dân tộc ta ở bài Sông núi nước Nam có điểm nào chưa toàn diện?

3. So sánh VB nghị luận Trung đại và VB nghị luận hiện đại:

- VB nghị luận Trung đại mang văn phong cổ (Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, nhiều hình ảnh có tính chất ước lệ; câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng; dùng nhiều điển tích, điển cố, …); là những VB chính luận gắn liền với các sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước thời Trung đại của ông cha ta.

- Vb nghị luận hiện đại lối viết hiện đại, lời văn gần gũi với đời thường.

4. Chứng minh các VB ở bài 22, 23, 24 được viết:

- Có lí: Có luận điểm xác thực, lập luận chặt chẽ.

- Có tình: Có cảm xúc, khơi gợi được cảm xúc ở người đọc, người nghe.

- Có chứng cứ: Có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.

-> Trong VB nghị luận, ba yếu tố này phải kết hợp chặt chẽ với nhau, trong đó lí lẽ là chủ chốt.

5. So sánh: Giống nhau về nội dung: Cả ba VB đều mang tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường của dân tộc ta.

6. So sánh:

- Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập vì nó khẳng định dứt khoát rằng Đại Việt là một nước độc lập, có chủ quyền lãnh thổ, có vua riêng, văn hóa riêng, …đó là chân lí hiển nhiên, rõ ràng.

- So với bài Sông núi nước Nam thì ý thức độc lập ở bài Sông núi nước Nam mới chỉ ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền (vua Nam ở).


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!