Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 109

Admin
Admin 08 Tháng chín, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 109: Ôn tập Tiếng Việt được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững các nội dung cơ bản sau: Các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, phủ định. Các kiểu hành động nói: hỏi, trình bày, hứa hẹn, điều khiển, bộc lộ cảm xúc. Cách lựa chọn trật tự từ trong câu.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.

3. Thái độ: HS có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ để vận dụng vào đời sống.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực tổng hợp, khái quát kiến thức.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị các BT trong bài.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới :

Để giúp các em nắm được một cách có hệ thống các nội dung về Tiếng Việt đã học ở HK II, bài hôn nay các em sẽ tiến hành ôn tập Tiếng Việt HK II.

* Hoạt động 2: Tiến hành ôn tập:

*HD ôn các kiểu câu (20’):

Mục tiêu: HS nắm lại đặc điểm hình thức, chức năng và cách dùng các kiểu câu.

- Cho HS nhắc lại khái niệm các kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật và câu phủ định.

- Cho HS độc lập giải các BT, sau đó trình bày kết quả trước lớp.

- Các HS khác nhận xét, sửa sai; GV nhận xét, sửa sai.

- BT 2: Gv hướng dẫn HS đặt câu bằng những cách sắp xếp trật tự từ khác nhau nhưng vẫn giữ được ý chính của câu.

- BT 3: Cho 4 tổ đặt 4 câu, sau đó lần lượt trình bày, Gv sửa chữa.

- BT 4: HS đọc BT.

? Hãy chỉ ra mục đích nói của mỗi câu tức mỗi câu đã dùng kiểu câu gì để thực hiện hành động nói?

*HD ôn hành động nói (14’):

Mục tiêu: HS nắm lại các kiểu và cách dùng các kiểu HĐN.

- HS đọc BT 1:

? Hãy xác định kiểu hành động nói ở mỗi câu trong BT.

- BT 2: Hướng dẫn HS sắp sếp vào bảng.

- BT 3 giao về nhà làm.

* HD ôn cách lựa chọn trật từ trong câu (10’):

Mục tiêu: HS nắm lại cách lựa chọn TTT trong câu để sử dụng hiệu quả.

- BT 1:

? Các trạng thái và hành động của xứ giả được sắp xếp theo trật tự nào?

? Hãy cho biết tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ đó.

- HS đọc BT 2.

? Tác dụng của trật tự từ trong các câu ở BT?

- HS trình bày, GV chốt ý.

I. Kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định:

1. BT 1:

- Câu 1: Câu trần thuật ghép có một vế là dạng câu phủ định.

- Câu 2: Câu trần thuật đơn.

- Câu 3: Câu trần thuật ghép, vế sau có dạng câu phủ định.

2. BT 2: Tạo câu nghi vấn:

- Bản chất tốt của người ta có thể bị những cái gì che lấp mất? (Kiểu câu bị động).

- Những gì có thể che lấp mất cái bản chất tốt của người ta? (Kiểu câu chủ động).

3. BT 3: Tạo câu cảm thán:

- Ôi, buồn quá!

- Ồ, vui quá!

- Bạn hát hay quá!

- Chà, khu vườn này đẹp quá!

4. BT 4: Nhận biết cách dùng các kiểu câu:

a. Câu 1, 3, 6: trần thuật.

Câu 4: cầu khiến.

Câu 2, 5, 7: nghi vấn.

b. Câu nghi vấn dùng để hỏi: Câu 7.

c. – Câu nghi vấn dùng để BLCX ngạc nhiên: Câu 2.

- Câu nghi vấn dùng để trình bày: Câu 5.

II. Hành động nói:

1. BT 1: Câu 1: kể, câu 2: BLCX, câu 3: nhận định (trình bày), câu 4: đề nghị (điều khiển), câu 5: giải thích (trình bày), câu 6: phủ định bác bỏ, câu 7: hỏi .

2. BT 2: Sắp xếp vào bảng tổng kết:

3. BT 3: Viết câu theo yêu cầu. (Về nhà làm).

II. Lựa chọn trật tự từ trong câu:

1. BT 1: Các hành động, trạng thái của xứ giả được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện và thực hiện hành động: Tâm trạng kinh ngạc – mừng rỡ – về tâu vua.

2. BT 2: a. Kết nối câu

b. Nhấn mạnh, làm nổi bật ý của câu.

3. BT 3: Tạo nhạc cho câu.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!