Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 106
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 106: Lựa chọn trật tự từ trong câu được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Vận dụng những kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ một câu trích từ các tác phẩm VH, chủ yếu là những tác phẩm đã học.
- Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí.
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.
3. Thái độ: HS có ý thức dùng các yếu tố tự sự, miêu tả khi làm cài văn nghị luận.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực lựa chọn TTT để sử dụng trong câu đạt hiệu quả cao.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị các BT trong bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ |
NỘI DUNG |
*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới : |
Bài học trước các em đã tìm hiểu về trật tự từ trong câu. Bài hôm nay, các em sẽ được luyện tập lựa chọn trật tự từ trong câu. |
* Hoạt động 2: Tiến hành luyện tập: Hướng dẫn làm BT (39’): - HS đọc BT1. ? Tìm mối quan hệ giữa những hành động, trạng thái nói trong những từ ngữ in đậm ở VD a, b. ? Hãy chỉ rõ sự tiếp nối ở VD a. - VG giải thích: Quần chúng hiểu thì mới hưởng ứng, đã hưởng ứng thì phải có người lãnh đạo để làm cho đúng, cho có kết quả. ? Ở VD b em thấy việc chính mà mẹ bé Hồng làm là gì? (Bán bóng đèn). Việc phụ thêm là gì? ? Đặt các cụm từ in đậm ở đầu câu trong BT 2 có tác dụng gì? - HS đọc BT 3. ? Trật tự của các từ in đậm có gì khác thường? Dảo trật tự thông thường như vậy có tác dụng gì? - HS đọc BT 4. ? Hãy xác định CN, VN của hai câu. ? Hãy tìm cụm động từ trong câu và xác định phụ ngữ của động từ chính trong cụm. ? Phụ ngữ này có cấu tạo NTN? (1 cụm C-V). ? Cụm C-V ở các câu a, b khác nhau NTN về cấu tạo? ? Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ như vậy? ? Theo em nên chọn câu nào để ddienf vào chỗ trống trong đoạn văn đã cho? - HS đọc BT 5. HS sắp xếp ra giấy nháp rồi trình bày. ? Theo em, tác giả sắp xếp trật tự từ như vậy có tác dụng gì? * Hoạt động 3: HD ôn lại lí thuyết về trật tự từ (5’): - HS nhắc lại ghi nhớ của bài Lựa chọn trật tự từ trong câu. - Gv chốt ý: HS cần lựa chọn TTT cho phù hợp khi nói, viết. |
1. BT 1: a. Mỗi việc được kể là một khâu trong quá trình vận động quần chúng. Khâu này nối tiếp khâu kia -> Quan hệ tiếp nối. b. Quan hệ chính phụ. 2. BT 2: Các cụm từ in đậm đặt ở đầu câu nhằm liên kết câu đó với câu trước nó. 3. BT 3: Nhằm nhấn mạnh ý cho câu? 4. BT 4: Cả 2 câu đều có cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ thấy. - Câu a: Cụm C-V này có CN đứng trước để nêu tên và tả hành động của nhân vật. - Câu b: Cụm C-V này có VN bị đảo lên trước và từ trịnh trọng đặt trước động từ -> Nhấn mạnh việc làm, điệu bộ của nhân vật. - Dùng câu b để điền vào đoạn văn. 5. BT 5: Có nhiều cách sắp xếp nhưng cách sắp xếp của Thép Mới làm nổi bật những phẩm chất đáng quí của cây tre theo trình tự miêu tả của tác giả. |