Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 13

Admin
Admin 14 Tháng chín, 2018

Giáo án môn Hóa học lớp 9

Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 13: Tính chất hóa học của muối - Một số muối quan trọng được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Học sinh biết được những tính chất vật lý, hóa học của muối.
  • Tiến hành một số, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hoá học của muối.

2. Kỹ năng:

  • Vận dụng những tính chất hóa học để giải các bài tập định tính và định lượng.
  • Vận dụng những kiến thức của mình để giải thích những hiện tượng trong đời sống.

3. Thái độ: Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

  • Hóa chất: dd Ca(OH)2; dd HCl; dd NaOH; AgNO3; H2SO4; NaCl; CuSO4; Na2CO3; Ba(OH)2; các kim loại: Cu; Fe
  • Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm; kẹp gỗ

2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu tính chất hóa học của Ca(OH)2. Viết PTHH minh họa.

? Làm BT 1

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tính chất hóa học của muối (35 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:

- Cho cả lớp quan sát màu của dd AgNO3; và dd CuSO4

* Nhóm 1 +2: Ngâm 1 đoạn dây đồng vào dd AgNO3

* Nhóm 3 + 4: Ngâm 1 đoạn dây sắt vào dd CuSO4

? Quan sát hiện tượng nêu nhận xét

Đại diện các nhóm báo cáo

? Hãy viết PTHH

GV: Nhận xét và kết luận

GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm theo nhóm

- Nhỏ 1-2 ml dd H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn 1ml dd BaCl2

Quan sát nêu hiện tượng

Đại diện các nhóm báo cáo

? Viết PTHH

GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm theo nhóm

- Nhỏ 1-2 ml dd AgNO3 vào ống nghiệm có sẵn 1ml dd NaCl

Quan sát nêu hiện tượng

Đại diện các nhóm báo cáo

? Viết PTHH

GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm theo nhóm

- Nhỏ 1-2 ml dd NaOHvào ống nghiệm có sẵn 1ml dd CuSO4

Quan sát nêu hiện tượng

Đại diện các nhóm báo cáo

? Viết PTHH

GV: Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao KClO3, CaCO3, KMnO4

- GV: Hướng dẫn hs viết pthh.

K-G: ? Hãy viết PTHH

1. Muối tác dụng với kim loại:

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng H2

Cu(r) + AgNO3(dd) → Cu(NO3)2 (dd) + Ag(r)

Fe(r) + CuSO4(dd) →FeSO4(dd) + Cu(r)

2. Muối tác dụng với axit:

H2SO4(dd) + BaCl2 (dd) →BaSO4(r) + 2HCl(dd)

Muối có thể tác dụng với axit sản phẩm là muối mới và axit mới

3. Muối tác dụng với muối:

AgNO3(dd)+NaCl(dd) →AgCl(r) + NaNO3(dd)

- Nhiều muối tác dụng được với nhau tạo thành 2 muối mới

4.Muối tác dụng với bazơ:

CuSO4(dd) + NaOH(dd) →Cu(OH)2(r) + Na2SO4(dd)

- Nhiều dd muối cũng sinh ra muối mới và bazơ mới

5. Phản ứng phân hủy muối:

2KClO3 (r) → 2KClO2(r) + O2(k)

CaCO3(r) →CaO(r) + CO2 (k)


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!