Giáo án môn Âm nhạc lớp 7 bài 6
Giáo án môn Âm nhạc 7
Giáo án môn Âm nhạc lớp 7 bài 6: Nhịp lấy đà bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Học sinh nhận dạng được nhịp lấy đà;
- Tiếp tục làm quen với TĐN viết ở nhịp có đảo phách.
2. Về kĩ năng: Giúp học sinh hiểu biết và nhận dạng một số loại nhạc cụ Phương Tây.
3. Về thái độ: Học xong bài học, HS có thái độ yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên:
- Chuẩn kiến thức - kĩ năng;
- Bảng phụ chép TĐN.
Chuẩn bị của học sinh:
- SGK môn âm nhạc;
- Xem bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Giáo viên sử dụng các phương pháp: Thuyết trình, thực hành, vấn đáp, nhóm, thị phạm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ (GV thực hiện linh hoạt trong tiết dạy)
2. Dạy nội dung bài mới: (37 phút)
Đặt vấn đề vào bài mới:
Trong tiết học ngày hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tiếp tục làm quen với TĐN viết ở nhịp có đảo phách và tìm hiểu về một vài nhạc cụ Phương Tây
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung chính (Ghi bảng) |
Hoạt động 1: Dạy nhạc lí - Thực hiện Hoạt động 2: Dạy TĐN - Thuyết trình - Hướng dẫn - Hướng dẫn Hoạt động 3: Dạy ÂNTT - Thuyết trình - Hướng dẫn |
- Ghi bài - Thực hiện - Theo dõi - Thực hiện - Chú ý - Luyện thanh - Thực hiện theo chỉ dẫn của GV - Tập đọc nhạc - Thực hiện - Thực hiện - Theo dõi và ghi chép - Theo dõi |
Nội dung 1: Nhạc lí Nhịp Lấy Đà - Quan sát ví dụ SGK trang 18 à Nhịp đầu thiếu số phách, đó gọi là nhịp lấy đà. Nội dung 2: TĐN Số 3 1/ Giới thiệu TĐN: - TĐN mang tên Đất nước tươi đẹp sao Nhạc Malaixia, viết ở nhịp . 2/ Chia câu: - TĐN chia ra làm 4 câu ngắn. - HS nhận xét bài TĐN: cao độ, trường độ, đọc tên nốt, đảo phách, kí hiệu. 3/ Luyện thanh: - Đọc thang âm Đô trưởng & các trục âm. 4/ Luyện tiết tấu: - Gõ tiết tấu của bài TĐN Số 2 5/ Đọc từng câu: - Nghe GV đọc & đọc theo. Đọc từng câu theo lối móc xích 6/ Ghép hoàn chỉnh bài: - HS hát nốt cả bài sau đó ghép lời. - Chia nhóm hát nốt, lời, gõ tiết tấu. Chú ý hát đúng tốc độ với những chỗ khó. Nội dung 3: Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài nhạc cụ Phương Tây. - Nhạc cụ Phương Tây du nhập vào nước ta từ lâu. Phổ biến hơn là các loại đàn: Piano, Violin, Ghita, Accoocđêông … * Piano: Dương cầm, dùng để hoà tấu, độc tấu, đệm cho nhạc cụ hoặc cho hát. * Violin: Vĩ cầm, có 4 dây, dùng cung kéo trên dây đàn, dùng độc hoặc hoà tấu trong dàn nhạc. * Ghita: có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, có 6 dây, dùng ngón hoặc miếng gẩy, Có thể độc tấu, đệm cho nhạc cụ khác hoặc đệm hát. * Accoocđêông: Phong cầm, dùng hộp gió để điều khiển tiếng đàn. Bàn phím giống như bàn phím Piano nhưng số lượng ít hơn, đàn dùng để độc tấu hoặc đệm cho hát. - Quan sát và nhận biết qua tranh. |