Giáo án mầm non đề tài Bánh chưng bánh giầy
Giáo án điện tử mầm non bài Bánh chưng bánh giầy
Giáo án mầm non đề tài Bánh chưng bánh giầy là bài giáo án mầm non tham khảo dành cho các cô trong quá trình biên soạn bài dạy cũng như lựa chọn đề tài phù hợp với chủ đề Tết Nguyên Đán đến rồi, với những nội dung bổ ích giúp trẻ hiểu rõ hơn về câu chuyện về 2 loại bánh cổ truyền của dân tộc.
Giáo án mầm non đề tài: Con chuồn chuồn
Đề tài: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm được trình tự phát triển của cốt truyện, hiểu nội dung câu chuyện, biết liên hệ tên truyện và nội dung câu chuyện.
- Luyện kỹ năng nghe, hiểu và bộc lộ cảm xúc một cách chân thật.
- Phân biệt được một số loại bánh đặc trưng của ngày tết, rèn kỹ năng nặn hình khối.
- Phát triển ngôn ngữ văn học, óc tưởng tượng, trí nhớ, khả năng bộc lộ cảm xúc.
- Giáo dục trẻ sự tôn trọng các phong tục tập quán cổ truyền tốt đẹp của dân tộc.
II CHUẨN BỊ:
- Bộ tranh minh hoạ câu truyện.
- Đất nặn cho mỗi trẻ.
- Đồ hóa trang Vua Hùng.
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC "Làm bánh": cô cho trẻ nói và vận động cùng cô (tùy cô nghĩ ra hay có thể theo những gợi ý sau đây)
- Bánh ú (2 tay chắp lại phía trên đầu)
- Bánh dẻo (2 tay khoanh lại, gối khuỵu, mông xoay...)
- Bánh in (2 tay khoanh trước ngực, khom người ra trước... )
- Bánh chưng (2 ngón tay chỉ xuống dưới vẽ thành hình vuông...)
- Bánh giầy (1 ngón tay chỉ lên trời vẽ thành vòng tròn)
- Hỏi trẻ: trong các loại bánh này, những bánh nào thường thấy trong ngày tết?
- Cô đưa cho trẻ xem một bức tranh tiêu biểu trong bộ truyện:
- Bạn nghĩ gì về những hình ảnh trong bức tranh này?
- Các nhân vật trong bức tranh đó đang làm gì vậy?
- Nhìn trang phục của các nhân vật trong bức tranh đó, các bạn liên tưởng đến ai?
- Cô giới thiệu câu chuyện "Sự tích bánh chưng bánh giầy" trong kho tàng Truyện thần thoại Việt Nam.
* Hoạt động 2:
- Cô kể lần 1: dùng trực quan bằng bất cứ hình thức nào có thể được.
- Kể lần 2: kể trích dẫn từng đoạn và tóm tắt ý của đoạn:
- Ai là người có sáng kiến làm ra 2 loại bánh chưng và bánh giầy?
→ Cô kể "từ đầu.... dâng lên vua cha"
- Lang Liêu đã suy nghĩ và thực hiện những gì?
→ Cô kể tiếp theo cho đến "...bánh chín"
- Các bạn đã đốn biết là Vua cha đã chọn lễ vật của Hòang tử nào chứ?
→ Cô kể tiếp cho đến hết.
- Vua Hùng đã chọn Lang Liêu để truyền ngôi có phải do vị Hòang tử ấy đã làm được bánh ngon?
- Lời dẫn của cô: "Vua Hùng đã chọn Hồng tử Lang Liêu để truyền ngôi vua, không phải chỉ vì Lang Liêu có tài làm bánh ngon, nhưng vì ý nghĩa sâu sa của 2 loại bánh đó: "tình trời nghĩa đất"... Tuy đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, nhưng nó đã thể hiện cho chúng ta thấy từ xa xưa, để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà ta đã nghĩ ra thứ bánh đặc biệt này. Và ngày nay nhân dân ta vẫn giữ phong tục gói bánh chưng, làm bánh giầy để ăn trong những vào ngày tết..."
→ Hát bài "Bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ..." để chuyển đội hình.
* Hoạt động 3:
- Cô hóa trang làm vua Hùng và giả giọng vua Hùng nói với trẻ: "Ta đã già yếu rồi, ta muốn tìm một hồng tử thật xứng đáng để truyền ngôi vua. Vậy đến ngày hội lớn đầu năm ai tìm được của ngon vật lạ nhất đem đến để tế trời, đất thì ta sẽ nhường ngôi cho".
- Cô bỏ đồ hóa trang ra, gợi ý cho trẻ thực hiện: "Các bạn có thích làm Hòang tử Lang Liêu làm bánh dâng cho vua Hùng không?"
- Cô cho trẻ nặn bánh chưng, bánh giầy,...
- Nặn bánh chưng: hình khối vuông hơi dẹp, có những dây buộc xung quanh...
- Gợi ý cho trẻ làm bánh tét (vì bánh tét cũng làm bằng những vật liệu như bánh chưng, chỉ khác ở hình thức: dạng khối trụ...)
- Cho trẻ đem sản phẩm lên, cô lại hóa trang làm Vua Hùng để nhận xét sản phẩm của trẻ: Vua Hùng sẽ chọn bánh của bạn nào biết nói lên ý nghĩa của loại bánh mình làm...
→ Có thể chuyển sang hoạt động góc để trẻ có thể tiếp tục hoạt động theo cảm xúc.
Giáo án mầm non đề tài Bánh chưng bánh giầy
giáo án mầm non chương trình mới
giáo án điện tử mầm non
Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!