Giáo án Hóa học 8 bài 13: Phản ứng hóa học (Tiết 2)
Giáo án Hóa học 8 bài 13: Phản ứng hóa học
Giáo án Hóa học 8 bài 13: Phản ứng hóa học (Tiết 2) là tài liệu tham khảo hay, giúp các thầy cô dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án điện tử theo chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ GD&ĐT đưa ra. Chúc quý thầy cô dạy tốt.
Tuần Ngày soạn:
Tiết 19 Ngày dạy:
Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS biết:
- Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
2. Kỹ năng:
- Viết phương trình hóa học.
- Quan sát và nhận xét thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần học tập cao, hứng thú với môn học.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại nêu vấn đề, thí nghiệm biểu diễn.
III. CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ, hóa chất: Zn viên, dd HCl, đường kính trắng, ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ
IV. HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phản ứng hoá học là gì? Cho 1 ví dụ về phản ứng hoá học? Viết phương trình chữ. Cho biết chất tham gia, sản phẩm của phản ứng hoá học đó?
3. Bài mới:
a. Vào bài:
- Chúng ta đã biết về phản ứng hoá học là gì, bản chất của phản ứng hóa học ra sao. Dấu hiệu nào để nhận biết được có phản ứng hóa học xảy ra?
b. Bài dạy:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Hoạt động 1. Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra? |
|
- GV tiến hành thí nghiệm: Zn + HCl. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét: có phản ứng hóa học xảy ra hay không? Vì sao? - GV: Làm thí nghiệm: Nhiệt phân đường. Yêu cầu HS nêu dấu hiệu phản ứng. - GV hỏi: Đốt củi ta sẽ thấy điều gì? - GV: Vậy, có những dấu hiệu nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra? - GV yêu cầu HS khái quát lại các dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra |
II. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT PHẢN ỨNG HÓA HỌC: Sự thay đổi về: + Màu sắc + Trạng thái (Tạo ra chất rắn không tan [kết tủa], tạo ra chất khí). + Sự tỏa nhiệt. + Sự phát sáng |
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1:
- Khi nào phản ứng hoá học xảy ra?
- Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?
Hướng dẫn:
- Phản ứng hóa học chỉ xảy ra khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần có chất xúc tác…
- Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành
Bài tập 2: Nhỏ một vài giọt axit clohyđric (HCl) vào cục đá vôi (có thành phần chính là canxicacbonat) ta thấy có bọt khí sủi lên.
a. Dấu hiệu nào cho thấy có phản ứng hoá học xảy ra ?
b. Viết phương trình chữ của phản ứng, biết rằng sản phẩm của phản ứng là chất canxiclorua, nước và cacbonđioxit
Gợi ý:
a. Có khí thoát ra
b. Axit clohyđric + canxi hiđroxit → Canxi clorua + cacbonđioxit + nước
Bài tập 3:
a. Khi để ngọn lửa lại gần chén sứ có chứa cồn thấy chén đựng cồn cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt. Trong trường hợp trên có phản ứng hóa học xảy ra hay không? Dựa vào dấu hiệu nào để khẳng định điều đó?
b. Biết cồn cháy có sự tham gia của khí oxi và tạo thành sản phẩm gồm khí cacbonic và hơi nước. Viết phương trình chữ của phản ứng trên.
Gợi ý:
a. Dựa vào ngọn lửa và sự tỏa nhiệt
b. Cồn + khí oxi → khí cacbonic + hơi nước
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập 5, 6-tr.51-sgk
- Chuẩn bị: “Bài thực hành số 3”.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................