Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài: Ôn tập học kì 1
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài: Ôn tập học kì 1 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án môn GDCD lớp 7 theo CV 5512
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh nắm được
1. Kiến thức
- Khái quát lại các kiến thức đã học từ đầu năm đến nay dưới dạng các câu hỏi ôn tập
- Làm đề cương ôn tập
- Hệ thống các dạng bài tập cơ bản
2. Kĩ năng:
- Xác định kiến thức trọng tâm
- Làm lại các dạng bài tập trong các chủ đề khác nhau
3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, SGK, TLTK
- HS: Chuẩn bị SGK, Vở BT
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 7C:
2. Kiểm tra bài cũ:
Tự tin là gì? Cách rèn luyện đức tính tự tin?
Làm bài tập 3
3. Bài mới
* Ôn tập lí thuyết: GV cung cấp một số câu hỏi cho học sinh làm đề cương
Câu hỏi 1: Thế nào là sống giản dị? Ý nghĩa?
a/ Sống giản dị: là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
b/ Ý nghĩa:
- Người giản dị dễ được mọi người quý mến.
- Ai cũng muốn gần gũi dễ thông cảm.
- Giúp con người biết sống đúng mức, thắng thắng dễ chịu.
- Giúp ta tập trung sức lực thời giờ vào việc làm có ích.
- Tránh xa lối sống đua đòi ăn chơi có thể làm họ sa ngã…
Câu hỏi 2: Thế nào là trung thực? Liên hệ bản thân?
a/ Trung thực: là luôn tôn trọng sự thật tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
b/ Tự liên hệ .....
Câu hỏi 3: Tự trọng là gì? Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng? Tìm 2 câu ca dao (tục ngữ) nói về tự trọng?
a/ Tự trọng: Là biết coi trọng, biết giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với với các chuẩn mực xã hội.
b/ Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng:
- Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người
- Mọi người đều cần có lòng tự trọng, bởi nhờ đó con người sẽ tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình, xã hội góp phần nâng cao phẩm giá, uy tín của cá nhân, nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh .
* Ca dao tục ngữ: ....
Câu hỏi 4: Yêu thương con người là gì? Vì sao phải yêu thương con người? Nêu 2 câu ca dao (tục ngữ) về chủ đề yêu thương con người?
a/ Yêu thương con người: Là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn
b/ Biểu hiện:
- Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ.
- Biết tha thứ, có lòng vị tha.
- Biết hi sinh.
c/ Ý nghĩa:
- Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn phát huy.
- Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu hỏi 5: Tôn sư trọng đạo là gì? Vì sao phải tôn sư trọng đạo?
a/ Tôn sư trọng đạo:
- Là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
- Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo.
- Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo
b/ Vì sao phải tôn sư trọng đạo:
+ Đối với bản thân: Trở thành người tốt có ích cho xã hội
+ Đối với xã hội: Thầy cô giáo có công dạy dỗ, cho chúng ta những bài học, kiến thức để bước vào đời. Đó là đạo lí tốt đẹp. Truyền thống quý báu của dân tộc
Câu hỏi 6: Đoàn kết tương trợ là gì? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? Tìm ca dao (tục ngữ, danh ngôn) nói về chủ đề: Đoàn kết tương trợ?
a/ Đoàn kết tương trợ:
- Đoàn kết: Thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
- Tương trợ: Là sự liên kết đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp lớn.
b/ Ý nghĩa: Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống với những người xung quanh và được người khác giúp đỡ.
- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn
- Là truyền thống quí báu của dân tộc ta ...
Câu hỏi 7: Khoan dung là gì? Ý nghĩa?
a/ Khoan dung: là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
b/ Ý nghĩa: của lòng khoan dung: Là một đức tính quí báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
Câu hỏi 8: Thế nào là gia đình văn hóa? Tại sao cần phải xây dựng gia đình văn hóa?
a/ Gia đình văn hóa: là gia đình hòa thuận hạnh phúc tiến bộ , thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
b/ Ý nghĩa:
- Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
- Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc bình yên thì xã hội mới ổn định. Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn hóa văn minh, tiến bộ hạnh phúc.
Câu hỏi 9: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ: Là nối tiếp, phát triển, rạng rỡ thêm truyền thống.
Chúng ta:
- Chúng ta cần phải tôn trọng tự hào tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. Sống trong sạch lương thiện, tiếp thu cái mới, xóa bỏ cái cũ lạc hậu.
- Không làm tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng họ.
Câu hỏi 10: Thế nào là tự tin?
* Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.
- Con người cần kiên trì, tích cực chủ động học tập hoạt động xã hội tập thể không ngừng vươn lên nâng cao năng lực nhận thức để có đủ khả năng hành động một cách chắc chắn; cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm
- Làm các dạng bài tập
- Giáo viên cho học sinh làm lại một số dạng bài tập: Nhận biết, sáng tạo, trắc nghiệm đúng sai, xử lí tình huống, ....
- Giáo viên giải đáp một số bài tập khó
4. Củng cố
- GV khái quát bài học, giải đáp những thắc mắc của học sinh
5. Dặn dò
- Ôn lại các kiến thức đã học
- Chuẩn bị bài kiểm tra học kỳ
Giáo án môn GDCD lớp 7
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
3. Thái độ: HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. Chuẩn bị.
- GV: SGK, SGV giáo dục công dân 7.
- HS: Ôn lại nội dung các bài đã học.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy kể những hoạt động về bảo vệ môi trường mà em và nhà trường đã tham gia?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
|||||||||||||||
*Hoạt động 1: Ôn lại nội dung các bài đã học (phần lí thuyết). GV: Hướng dẫn HS ôn lại nội dung các phẩm chất đạo đức đã học trong học kì I. HS: GV: Yêu cầu HS tìm mối quan hệ giữa các chuẩn mực đạo đức đã học. HS: Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện các chuẩn mực đối với cá nhân, gia đình, xã hội và tác hại của việc vi phạm chuẩn mực. HS: Lấy ví dụ minh hoạ. GV có thể cho HS tự hệ thống kiến thức theo cách lập bảng như sau:
*Hoạt động 2: Luyện tập, liên hệ, nhận xét việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh. GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK (trao đổi tại lớp một số bài tập tiêu biểu). GV: Cho HS làm một số bài tập nâng cao ở sách bài tập và sách tham khảo khác. |
I. Nội dung các phẩm chất đạo đức đã học: 1. Sống giản dị. 2. Trung thực. 3. Tự trọng. 4. Đạo đức và kỉ luật. 5. Yêu thương con người. 6. Tôn sư, trọng đạo. 7. Đoàn kết, tương trợ. 8. Khoan dung. 9. Xây dựng gia đình văn hóa. 10. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 11. Tự tin. II. Thực hành các nội dung đã học |
4. Củng cố: GV cho HS hệ thống kiến thức của các bài: 8, 9, 10, 11 .
5. Dặn dò:
- Học kĩ bài.
- Tiết sau kiểm tra học kì I.
- HS thực hiện tốt ATGT.
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài: Ôn tập học kì 1 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.