Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa (tiết 1)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa (tiết 1) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án môn GDCD lớp 7 theo CV 5512
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS biết các di sản văn hóa, phân biệt được di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
2. Kĩ năng: HS thấy được ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo vệ di sản văn hóa.
3. Thái độ: HS biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hóa.
4. Năng lực: NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: KHBH, SGK, SGV, tranh ảnh, ....
Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
Sưu tầm tranh ảnh về các loại di sản văn hoá.
III. Tổ chức các hoạt động.
1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động:
Tên hoạt động |
Phương pháp thực hiện |
Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động |
- Dạy học trực quan sinh động |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi |
B. Hoạt động hình thành kiến thức |
- Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm cặp đôi |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác - Kĩ thuật động não |
D. Hoạt động vận dụng |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Đóng vai |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi …. |
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Dự án |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi …… |
2. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu các di sản văn hóa đẹp có giá trị.
* Nhiệm vụ: HS quan sát tranh.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, vấn đáp.
* Yêu cầu sản phẩm: tranh về di sản văn hóa.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh.
? Em có nhận xét gì về các bức tranh trên.
GV cho HS quan sát tranh sau đó dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
*HĐ1: HD học sinh phân biệt các loại di sản. * Mục tiêu: Giúp hs phân biệt các loại di sản. * Nhiệm vụ: HS làm việc ở nhà. * Phương thức thực hiện: Dự án, đàm thoại * Yêu cầu sản phẩm: tranh hs sưu tầm, vở ghi. * Cách tiến hành: GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv: Cho hs quan sát tranh ở sgk. Gv: Hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức ảnh trên. gv: hãy kể tên một số DTLS hoặc DLTC mà em biết. gv: Ở VN có những DSVH nào đã được thế giới công nhận là DSVH thế giới?. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi . - Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs - Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs *Báo cáo kết quả: -Gv yêu cầu hs trả lời *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl. * HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học. * Mục tiêu: HS biết được k/n di sản văn hóa. * Nhiệm vụ: HS theo dõi sgk trả lời câu hỏi * Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm, đàm thoại * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS * Cách tiến hành: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Gv: Di sản văn hoá là gì?. Gv: DSVH phi vật thể là gì? Gv: Hãy kể tên một số DSVH phi vật thể?. Gv: Giới thiệu một số DSVH vật thể. (Cố đô Huế, Phố cổ hội an, Bến cảng nhà rồng..). Gv: DSVH vật thể là gì?. Gv: Cho HS quan sát một số DTLS văn hóa. Gv: DTLSVH là gì?. Gv: giải thích các từ: di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. (Di vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị về LS, VH, KH; Cổ vật là hiện vật có giá trị tiêu biểu về LS, văn hóa, KH từ 100 năm tuổi trở lên; bảo vật quốc gia là hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm của nhà nước). Gv: Cho Hs quan sát 1 số DLTC. Gv: Danh lam thắng cảnh là gì? Cho ví dụ. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm - Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs - Dự kiến sản phẩm: kq thảo luận của hs *Báo cáo kết quả: -Gv yêu cầu các nhóm báo cáo *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl. |
1. Quan sát ảnh:
2. Nội dung bài học: a. Di sản văn hóa DSVH là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có 2 loại DSVH, đó là: - DSVH phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác. DSVH vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, bao gồm các DTLS văn hóa, DLTC, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. + DTLS văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. + DLTC: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị LS thẩm mĩ, KH. |
Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về di sản văn hóa để làm bài.
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.
* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS.
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a sgk/50. - Đọc truyện "Những vết thương tâm" sbt/41 |
3.Bài tập BT a sgk/50: Đáp án: 3, 7,8,9,11,12. |
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, đóng vai
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
GV cho HS đóng vai BT b/sgk/50
HS tiếp nhận nhiệm vụ:
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Sắm vai tình huống
*Báo cáo kết quả:
- Gv yêu cầu 1 nhóm lên sắm vai tình huống trên
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu.
* Phương thức hoạt động: cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: bài làm dự án của hs
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:
Em hãy tìm hiểu và viết tóm tắt về một vài loại DSVH vật thể hoặc phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết?
Giáo án môn GDCD lớp 7
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS biết các di sản văn hoá, phân biệt được di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
2. Kĩ năng: HS thấy được ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo vệ di sản văn hoá.
3. Thái độ: HS biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bảng phụ, tranh ảnh, ....
- Học sinh: Xem trước nội dung bài học. Sưu tầm tranh ảnh về các loại di sản văn hoá.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Thế nào là bảo vệ môi trường, bảo vệ TNTN?
b. Nêu một số biện pháp về bảo vệ môi trường? Em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ở trường học ngày một tốt hơn?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*HĐ1: HD học sinh phân biệt các loại di sản. Gv: Cho hs quan sát tranh ở sgk. Gv: Hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức ảnh trên. gv: hãy kể tên một số DTLS hoặc DLTC mà em biết. gv: Ở VN có những DSVH nào đã được thế giới công nhận là DSVH thế giới?. * HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học. Gv: Di sản văn hoá là gì? Gv: DSVH phi vật thể là gì? Gv: Hãy kể tên một số DSVH phi vật thể?. Gv: Giới thiệu một số DSVH vật thể. (Cố đô Huế, Phố cổ hội an, Bến cảng nhà rồng..). Gv: DSVH vật thể là gì? Gv: Cho HS quan sát một số DTLS văn hóa. Gv: DTLSVH là gì?. Gv: giải thích cá từ: di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. (Di vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị về LS, VH, KH; Cổ vật là hiện vật có giá trị tiêu biểu về LS, văn hoá, KH từ 100 năm tuổi trở lên; bảo vật quốc gia là hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm của nhà nước). Gv: Cho Hs quan sát 1 số DLTC. Gv: Danh lam thắng cảnh là gì? Cho ví dụ. * HĐ3 Luyện tập Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập sgk/50. - Đọc truyện "Những vết thương tâm" sbt/41 |
II. Nội dung bài học 1. Khái niệm: - DSVH là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có 2 loại DSVH, đó là: - DSVH phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác. - DSVH vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, bao gồm các DTLS văn hóa, DLTC, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. + DTLS văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. + DLTC: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị LS thẩm mĩ, KH. III. Bài tập Hs làm bài tập. |
4. Củng cố:
DSVH là gì? Hãy kể ten các DSVH vật thể và phi vật thể ở nước ta đã được thế giới công nhận là DSVH thế giới.
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập còn lại sgk.
- Xem trước nội dung còn lại của bài.
- HS thực hiện tốt ATGT.
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa theo CV 5512 (tiết 1) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.