Giáo án Địa lý lớp 7 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

Admin
Admin 16 Tháng mười hai, 2017

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 5: Đới nóng - Môi trường xích đạo ẩm

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 6: Môi trường nhiệt đới

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

  • Nắm được nguyên nhân cơ bản sự hình thành gió mùa ở đới nóng và đặc điểm của gió mùa hạ, gió mùa đông.
  • Nắm được hai đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa đó là: Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường.
  • Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng nhất ở đới nóng.

2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc bản đồ, ảnh địa lý, biều đồ khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên quê hương đất nước

II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

  • Bản đồ khí hậu Việt Nam.
  • Bản đồ khí hậu thế giới.
  • Tranh ảnh vẽ cảnh quan nhiệt đới gió mùa ở nước ta.

III. Tiến trình bài học.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Hãy xác định vị trí giới hạn môi trường nhiệt đới trên bản đồ. Nêu đặc điểm của môi trường nhiệt đới?

  • HS: Xác định trên bản đồ treo tường.
  • Đặc điểm: Nhiệt độ trung bình trên 22oc. Mưa tập trung vào một mùa càng gần chí tuyến lượng mưa càng giảm dần, thời kỳ khô hạn kéo dài. Biên độ nhiệt càng lớn.
  • Thực vật thay đổi dần về phía hai chí tuyến và thay đổi theo mùa.

3. Bài mới:

Trong đới nóng có một khu vực tuy có cùng vĩ độ với môi trường nhiệt đới và môi trường hoang mạc nhưng thiên nhiên có nhiều nét đặc sắc và đa dạng đó là môi trường nhiệt đới gió mùa. Vậy môi trường nhiệt đới gió mùa có đặc điểm khí hậu như thế nào. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

- GV: Hướng dẫn HS quan sát vị trí của khu vực trên H 5 T 16 SGK và quan sát trên bản đồ treo tường.

? Xác định vị trí giới hạn của khu vực trên bản đồ?

- HS: Xác định trên bản đồ treo tường (môi trường nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực Đông Nam Á và Nam Á).

- GV: Môi trường nhiệt đới nhưng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ gió mùa. Vậy gió mùa là gì?

- HS: Đọc thuật ngữ “gió mùa” Tr 187 SGK.

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 7.1 và H 7.2 SGK. (chú ý đọc kỹ bảng chú giải).

THẢO LUẬN NHÓM.

? Dựa vào quan sát của mình hãy nhận xét hướng gió di chuyển trong mùa hạ và mùa đông. Nhận xét lượng mưa trong hai mùa hoạt động của gió?

- HS báo cáo kết quả thảo luận.

+ Mùa hạ: gió từ biển thổi vào, có lượng mưa lớn.

+ Mùa đông: gió từ lục địa thổi ra, lượng mưa ít.

- GV: Hướng dẫn HS đọc SGK “Ở khu vực…trong vài ba ngày”. Và quan sát H 7.3 và H 7.4 SGK.

? Xác định vị trí Hà Nội, Mun Bai trên bản đồ?

? Hãy đọc nhiệt độ và lượng mưa của hai địa điểm này?

- HS:

+ Hà Nội: Nhiệt độ: 17oc – 30oc, biên độ 13oc.

Lượng mưa: mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mưa ít tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa trong năm khoảng 1722 mm.

+ Mun Bai: Nhiệt độ: 23 – 31oc, biên độ 8oc.

Lượng mưa: mưa nhiều từ tháng 6 – 9, mưa ít tháng 10 – 5 năm sau. Tổng lượng mưa 1784 mm.

? Nhận xét sự khác biệt về khí hậu giữa hai địa điểm?

- HS: Hà Nội có mùa đông lạnh. Nhưng Mun Bai có lượng mưa lớn hơn và tập trung trong thời gian ngắn.

- GV: Hướng dẫn HS đọc “Khí hậu nhiệt đới gió mùa… dễ gây ra hạn hãn, lũ lụt”.

? Từ những đặc điểm trên hãy rút ra nhận xét về đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa?

- GV: Đây là khu vực thường có thiên tai như: Lũ lụt, hạn hán, mưa bão.

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 7.5 và H 7.6 SGK.

? Hãy miêu tả quang cảnh trong hai hình H 7.5 và H 7.6?

- HS:

+ H 7.5: Cây cối xanh tốt.

+ H 7.6: Lá vàng úa, rụng.

? Bằng hiểu biết thực tế hãy giải thích tại sao có hiện tượng trên?

- HS: Mùa mưa cây cối xanh tốt, mùa khô lá vàng úa, rụng lá.

- GV: Hướng dẫn HS đọc “ Môi trường nhiệt đới gió mùa…cả ở trên cạn và ở dưới nước”

? Em có nhận xét gì về cảnh quan trong môi trường nhiệt đới gió mùa?

? Bằng những hiểu biết thực tế của mình hãy cho biết với điều kiện khí hậu như vậy trong nông nghiệp phù hợp với những loại cây trồng nào?

? Bằng những kiến thức đã học về dân cư hãy nhận xét về sự phân bố dân cư ở đây. Tại sao có đặc điểm đó?

- HS: Là khu vực dân cư tập trung đông đúc vì: có điều kiện tự nhiên phù hợp đặc biệt với canh tác nông nghiệp (canh tác lúa nước).

1. Khí hậu:

- Khí hậu thay đổi theo mùa gió, nhiệt độ trung bình năm trên 20oc, biên độ nhiệt năm khoảng 8oc.

+ Mùa đông: Có gió từ lục địa thổi đến không khí khô lạnh, mưa ít.

+ Mùa hạ:Có gió từ đại dương thổi đến không khí mát mẻ, mưa nhiều.

Thời tiết diễn biến thất thường.

2. Các đặc điểm khác của môi trường.

-Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa

- Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường có cảnh quan đa dạng và phong phú nhất ở đới nóng.

- Là môi trường thích hợp với nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.

IV. Củng cố: Hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất trong các câu sau:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở:

  1. Đông Nam Á.
  2. Bắc Âu.
  3. Nam Á và Đông Nam Á.
  4. Bắc Mĩ.

Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:

  1. Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.
  2. Thời tiết diễn biến thất thường.
  3. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió.
  4. Tất cả các phương án trên.

Môi trường nhiệt đới gió mùa có biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8ºC.

  1. 8ºC. b. 10ºC. c. 15ºC. d. 7ºC.

Nhiệt độ trung bình năm ở môi trường nhiệt đới gió mùa là:

  1. Dưới 20ºC.
  2. Từ 15ºC đến 20ºC.
  3. Trên 25ºC.
  4. Trên 20ºC.

V. Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà.

  • Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
  • Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
  • Chuẩn bị trước bài 8 “Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng”.

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!