Giáo án Địa lý lớp 7 bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
Giáo án môn Địa lý lớp 7
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp)
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp)
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh cần.
1. Kiến thức:
- Nhận biết Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí khổng lồ.
- Nắm được các đặc điểm tự nhiên của trung và nam Mĩ,
2. Kĩ năng: Dựa vào bản đồ tư nhiên học sinh xác định được vị trí địa lí, qui mô lãnh thổ, sự phân bố khoáng sản và các đặc điểm địa hình ở Trung và Nam Mĩ.
3. Thái độ:
- Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Bản đồ tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ.
- Một số hình ảnh về các dạng địa hình.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thực hành của học sinh.
3. Bài mới:
Với diện tích rộng lớn địa hình đa dạng trải dài theo phương kinh tuyến từ xích đạo đến vòng cực, Trung và Nam mĩ có gần đủ các kiểu môi trường trên Trái Đất.
Hoạt động của GV và HS |
Ghi bảng |
GV: Sử dụng bản đồ tự nhiên thế giới giới thiệu vị trí giới hạn của khu vực Trung và Nam Mĩ. ? Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà em hãy nêu diện tích và rút ra nhận xét về khu vực Trung và Nam Mĩ?
? Giới hạn của Trung và Nam Mĩ bao gồm những khu vực nào? (Chỉ trên bản đồ) - HS: Chỉ trên bản đồ gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ. ? Dựa vào bản đồ cho biết Trung và Nam Mĩ giáp các biển và đai dương nào, các đường chí tuyến đi qua khu vực nào? - HS: Thực hiện trên bản đồ
? Dựa vào bản đồ xác định vị trí và giới hạn của khu vực? - HS: Xác định tren bản đồ....... ? Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti nằm trong môi trường nào, nằm trong khu vực hoạt động của loại gió gì, hướng gió?
? Dựa vào bản đồ trình bày các đặc điểm tự nhiên của eo đât Trung Mĩ , quần đảo Ăng Ti? - HS: Eo đất trung Mĩ có các dãy núi cao chạy dọc theo eo đất. Quần đảo Ăng Ti có nhiều đảo lớn nhỏ kéo dài từ cửa vịnh Mê Hi Cô đến bờ đại lục Nam Mĩ.
- GV: Hướng dẫn xác định vị trí giới hạn của khu vực trên bản đồ. ? Dựa và mầu sắc biểu thị độ cao của địa hình em hãy cho biết khu vực Nam Mĩ có những dạng địa hình nào, sự phân bố của những dạng địa hình đó? - HS: Chỉ ba khu vực địa hình của Nam Mĩ .....
? Trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng An Đét?
? Xác định vị trí của đồng bằng trên bản đồ và nêu các đặc điểm tự nhiên?
? Xác định vị trí của sơn nguyên trên bản đồ và nêu các đặc điểm tự nhiên?
? Dựa vào bản đồ cho biết Trung và Nam Mĩ có những loại khoáng sản nào? - HS: Sắt, vàng, man gan, dầu mỏ ...... |
1. Khái quát tự nhiên.
- Diện tích: 20,5 tr km2. Là một không gian địa lí rộng lớn.
a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng Ti.
- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng Ti nằm trong môi trường đới nóng, quanh năm chịu ảnh hưởng của gió tín phong ở nửa cầu bắc.
b. Khu vực Nam Mĩ.
* Dãy An Đét ở phía tây.
- Cao trung bình từ 3000 - 5000m, giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng. - Thiên nhiên thay đổ từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao.
* Đồng bằng ở giữa: - Rất rộng lớn gồm các đồng bằng Ô-ri-nô-cô, A-ma-zôn, Pam-pa, La-pla-ta, là vựa lúa và vàng chăn nuôi lớn.
* Các sơng nguuyên ở phía đông. - Sơn nguyên Guy-an là miền đồi thấp xen kẽ các thung lũng rộng. - Sơn nguyên Bra xin bề mặt bị chia cắt có các dãy núi xen kẽ với các cao nguyên, khí hậu nóng ẩm thực vật rậm rạp. |
IV. Củng cố:
? Lập bảng so sánh địa hình khu vực Bắc Mĩ Với Trung và Nam Mĩ?
HS: Lập bảng so sánh .....
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị trước bài mới bài 42 “Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ”.