Giáo án Địa lý 10 bài 40: Địa lý ngành thương mại

Admin
Admin 07 Tháng năm, 2016

Giáo án môn Địa lý lớp 10

Giáo án Địa lý 10 bài 40: Địa lý ngành thương mại giúp học sinh biết thêm về vai trò của ngành thương mại, hiểu và trình bày được một số khái niệm (thị trường,cán cân xuất nhập khẩu), đặc điểm của thị trường thế giới và một số tổ chức thương mại thế giới.

Giáo án Địa lí lớp 10 cơ bản

Giáo án Địa lí bài Cơ cấu dân số

Giáo án Địa lí bài Lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

BÀI 40: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI

1. Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh cần:

a. Về kiến thức:

Trình bày được vai trò của ngành thương mại. Hiểu và trình bày được một số khái niệm (thị trường,cán cân xuất nhập khẩu), đặc điểm của thị trường thế giới và một số tổ chức thương mại thế giới.

b. Về kĩ năng:

Phân tích được các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thông kê.

c. Về thái độ:

Có ý thức học tập tốt hơn và hiểu đúng đắn về ngành thương mại.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Giáo viên:

Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng,....

b. Học sinh: SGK, vở ghi,...

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ - định hướng bài: (2 phút)

  • Kiểm tra bài tập.
  • Định hướng bài:
    • Nền kinh tế càng phát triển, thì thương mại càng đóng vai trò càng quan trọng.
    • Việc phát triển thương mại, mở rộng thị trường là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế.
    • Là ngành không thể thiếu được trong nền kinh tế hàng hóa....

b. Nội dung bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính

HĐ 1: Trình bày khái niệm thị trường (HS làm việc cả lớp:10 phút)

Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ,trình bày khái niệm: Hàng hóa;Vật ngang giá;Thị trường,...

Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi nhớ.

GV yêu cầu nêu các quy luật hoạt động của thị trường.

Maketing: Hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi.

I. Khái niệm về thị trường
  • Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
  • Hàng hóa: Sản phẩm (vật chất,tinh thần) đem ra mua bán trên thị trường.
  • Vật ngang giá: Vật được sử dụng làm thước đo giá trị của hàng hóa (vật ngang giá hiện đại là tiền).
  • Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu:
    • Cung > cầu: giá giảm, người mua lợi.
    • Cung < cầu: giá tăng, người bán lợi, kích thích sản xuất mở rộng.
    • Cung = cầu: giá cả ổn định (vai trò của Maketting).
→ Maketing: Là một quá trình quản lí mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần, mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm