Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7
Hệ giống giáo án điện tử Tìm Đáp Án xin giới thiệu đến các thầy cô giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 7, đây là một bộ giáo án dạy thêm ngoài giờ rất hấp dẫn và đầy đủ từng chi tiết, từng mục tiêu đặt ra để đạt được trong buổi học, chắc chắn quý thầy cô sẽ có buổi dạy ngoài giờ thuận lợi nhất, mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về sử dụng.
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 12
CHUYÊN ĐỀ: TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu
* Giúp học sinh:
- Hiểu cấu tạo của các loại từ ghép, từ láy và nghĩa của từ ghép từ láy; nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng từ láy trong văn bản.
- Hiểu giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy, yếu tố Hán Việt.
- Biết cách sử dụng từ ghép, từ láy, từ Hán Việt….
II. Chuẩn bị
- Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án. Tích hợp một số văn bản đã học.
- Hs: Ôn tập lại kiến thức.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ
3. Bài mới
*Giới thiệu bài
*Tiến trình hoạt động
I . Từ ghép A. Khái niệm: - Từ ghép là những từ do hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa tạo thành. - Ví dụ: hoa + lá = hoa lá. - Chú ý: Trong Tiếng việt phần lớn từ ghép có 2 tiếng. B. Phân loại: 1. Từ ghép chính phụ: - Ghép các tiếng không ngang hàng với nhau. - Tiếng chính làm chỗ dựa, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính. - Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn, cụ thể hơn nghĩa của tiếng chính. - Trong từ ghép chính phụ , thường tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. - Ví dụ: + Bút bút máy, bút chì, bút bi… + Làm làm thật, làm dối, làm giả… 2. Từ ghép đẳng lập: - Ghép các tiếng ngang hàng với nhau về nghĩa . - Giữa các tiếng dung để ghép có quan hệ bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. - Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn , khái quát hơn nghĩa của các tiếng dung để ghép. - Có thể đảo vị trí trước sau của các tiếng dùng để ghép. - Ví dụ: Áo + quần = Guần áo/áo quần. Xinh+ tươi = Xinh tươi/tươi xinh. C. Bài tập: Bài tập 1: Khoanh tròn vào chữ các đứng trước câu trả lời đúng: Từ ghép chính phụ là từ ghép như thế nào? A. Từ có hai tiếng có nghĩa. B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa. C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính . Bài tập 2: Hãy sắp xếp các từ sau đây vào bảng phân loại từ ghép: Học hành, nhà cửa, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, vôi ve, nhà khách, nhà nghỉ. |