Giáo án Công nghệ 8 bài 31: Thực hành truyền và biến đổi chuyển động theo CV 5512

Admin
Admin 18 Tháng mười một, 2021

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 8 bài 31: Thực hành Truyền và biến đổi chuyển động được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1- Về kiến thức:

- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số bộ phận truyền và biến đổi chuyển động.

- Học sinh biết được tỉ số truyền, biết cách đo kích thước chi tiết.

- Biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ phận chuyển động.

2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.

3- Về phẩm chất: Có tác phong làm việc đúng quy trình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1- Giáo viên:

- Bộ thí nghiệm truyền động:

+ Truyền động đai

+ Mô hình cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền.

+ Truyền động bánh răng

+ Trong động cơ 4 kỳ.

+ Truyền động xích

+ Dụng cụ: Tua vít, thước kẹp, kìm.

2- Học sinh: Mẫu báo cáo thực hành.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 5’

Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề liên quan đến bài học.

Nội dung: Hoạt động cặp đôi

Sản phẩm: Trình bày miệng

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Giáo viên yêu cầu: Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay- con trượt, cơ cấu tay quay- con lắc.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ:

-Thảo luận cặp đôi.

- Giáo viên q/s hd

- Dự kiến sản phẩm… cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay- con trượt, cơ cấu tay quay- con lắc.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi b/c

*Đánh giá kết quả: cặp đôi nx

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. Trong cơ cấu, chuyển động được truyền từ vật này sang vật khác. Để hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số bộ truyền chuyển động, biết được cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ truyền động, chúng ta cùng làm bài tập thực hành hôm nay.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS

Sản phẩm dự kiến

HĐ: Giới thiệu nội dung và trình tự tiến hành.

1. Mục tiêu: hiểu được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của một số bộ truyền chuyển động.

2. Nội dung: Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

4. Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu…

+ Đo đường kính bánh đai,đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích.

+ Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền.

+ Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình động cơ xăng 4 kì.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh TL- Giáo viên q/s h/d

- Dự kiến sản phẩm

+ Đo đường kính bánh đai,đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích.

+ Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền.

+ Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình động cơ xăng 4 kì.

*Báo cáo kết quả : cá nhân b/c

*Đánh giá kết quả: cá nhân nx

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HĐ: Tìm hiểu cấu tạo của các bộ truyền chuyển động và tổ chức cho HS thực hành

1. Mục tiêu Biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động .

2. Nội dung: hđ nhóm, kt khăn trải bàn

3. Sản phẩm: Phiếu học tập của nhóm

4. Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu HS nêu qui trình tháo và qui trình lắp, phương pháp đo đường kính các bánh đai bằng Kết quả đo, đếm được ghi vào báo cáo thực hành.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh HS thực hiện thao tác theo mô hình, tính toán tỉ số truyền lí thuyết và thực tế rồi ghi kết quả tính được vào báo cáo thực hành.

- Giáo viên qs nhắc các em chú ý đảm bảo

- Dự kiến sản phẩm ghi kết quả tính được vào b/c th.

*Báo cáo kết quả: nhóm b/c

*Đánh giá kết quả: nhóm nx

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I/ Chuẩn bị: (SGK)

II/ Nội dung và trình tự thực hành

1. Đo đường kính bánh đai,đếm số răng của cá bánh răng và đĩa xích.

2. Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền.

3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì.

.

III/ Tiến hành thực hành

1. Đo đường kính bánh đai,đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích.

2. Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền.

C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 5’

Mục tiêu: làm câu 1, 2

Nội dung: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm: Phiếu học tập

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu…

Câu 1: Em hãy trình bày cách đo, đếm đường kính và số răng của đĩa xích, bánh răng?

Câu 2: Trong mô hình động cơ 4 kì, khi pit – tông ở điểm cao nhất và thấp nhất, vị trí của thanh truyền và tay quay như thế nào.?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Giáo viên q/s

- Dự kiến sản phẩm thanh truyền và tay quay ở vị trí cao nhất và thấp nhất tương ứng với với pit – tông, tay quay sẽ quay nửa vòng .

*Báo cáo kết quả: cặp đôi b/c

*Đánh giá kết quả: cặp đôi nx

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 5

Mục tiêu: Biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động; kiểm tra tỉ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động.

Nội dung: Hoạt động cá nhân; Hoạt động chung cả lớp.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; học tập chung cả lớp.

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu: Tại sao khi tay quay quay thì van thải và van nạp lại đóng mở được? Để van nạp và van thải đóng mở 1 lần thì trục khuỷu phải quay mấy vòng?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh TL hđcn xong hđ nhóm- Giáo viên q/s hd

- Dự kiến sản phẩm…- Khi tay quay quay, pit – tông CĐ lên xuống làm cho không khí trong xilanh bị nén – dãn, áp suất trong xilanh thay đổi, van nạp và van thải đóng, mở để hút khí vào và đẩy khí thải ra.

- Trục khuỷu phải quay 2 vòng.

*Báo cáo kết quả: cá nhân b/c

*Đánh giá kết quả: cá nhân nx

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu? Tìm và đếm số răng trên đĩa răng, xích trong chiếc xe đạp của gia đình em.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh TL hđcn - Giáo viên q/s hd

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả: Học sinh nhận báo cáo cá nhân

*Đánh giá kết quả:  Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

Giáo án Công nghệ 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động từ việc tìm hiểu mô hình và vật thật.

2. Kĩ năng:

  • HS biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động.
  • HS biết cách bảo dưỡng và có ý thức bảo dưỡng các bộ truyền chuyển động thường dùng trong gia đình.

3. Thái độ: Tác phong làm việc theo qui trình.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Mô hình bộ truyền và biến đổi chuyển động.

2. HS: Bài báo cáo thực hành.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:…………………………………………………………….

8A2:…………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: (7’)

  • Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến?
  • Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc?

3. Đặt vấn đề: (1’) GV nêu vấn đề cho HS dự đoán và đặt vấn đề vào bài mới.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung và trình tự tiến hành: (5’)

- Thực hiện đọc tài liệu và trả lời

- Cho 1 HS đọc rõ nội dung và trình tự tiến hành của bài thực hành?

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động: (10’)

- HS: Quan sát ghi nhớ quy trình

- HS chú ý lắng nghe.

- HS: Nắm phương pháp đo.

- HS: Ghi nhớ cách điều chỉnh

- HS: Quan sát và lưu ý quy tắc an toàn khi thực hành.

- HS: Thực hiện

- HS: Thực hành theo mô hình.

- Giới thiệu các bộ truyền động, tháo từng bộ phận truyền động cho học sinh quan sát cấu tạo các bộ truyền chuyển động?

- Hướng dẫn HS quy trình tháo lắp.

- Hướng dẫn HS phương pháp đo đường kính các bánh đai bằng thước lá, thước cặp (đơn vị đo được tính bằng mm) và cách đếm số răng của đĩa xích và cặp bánh răng.

- Hướng dẫn HS cách điều chỉnh các bộ truyền động sao cho chúng hoạt động bình thường.

- Quay thử các bánh dẫn cho HS quan sát và nhắc nhở các em chú ý đảm bảo an toàn khi vận hành.

- Tìm hiểu cấu tạo nguyên lý hoạt động của cơ cấu tay quay thanh trượt.

- Chỉ rõ từng chi tiết trên 2 cơ cấu tay quay để HS quan sát nguyên lý hoạt động?

Hoạt động 3: Tổ chức thực hành: (20’)

- Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của đĩa xích và cặp bánh răng.

- Đo đếm xong thực hiện thao tác lắp và điều chỉnh các bộ truyền động như hướng dẫn.

- Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của cơ cấu tay quay thanh trượt.

- Trả lời câu hỏi vào báo cáo thực hành.

- Phân các nhóm về vị trí làm việc, bố trí dụng cụ và thiết bị (theo nội dung từng nhóm)?

- Quan sát nhắc nhở, đôn đốc HS làm bài, thực hành.

- Hướng dẫn HS cách tính toán tỉ số truyền lý thuyết và tỉ số truyền thực tế rồi ghi kết quả vào báo cáo.

Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (1’)

- Hoàn thành bài thực hành và đánh giá kết quả theo hướng dẫn của GV.

- Thu dọn dụng cụ.

- Chú ý lắng nghe.

- Hướng dẫn HS hoàn thành bài báo cáo, tự đánh giá kết quả.

- Thu bài thực hành.

- Thu dọn dụng cụ thực hành.

- Nhận xét bài thực hành.

- Chuẩn bị nội dung cho bài mới

5. Ghi bảng:

I. Giai đoạn hướng dẫn chuẩn bị:

Nội dung và quy trình thực hành:

1. Đo đường kính bánh đai, bánh răng.

2. Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền.

II. Giai đoạn tổ chức thực hành:

III. Giai đoạn hoàn thành báo cáo thực hành:

  • Hoàn thành báo cáo thực hành.
  • Nhận xét kết quả thực hành.
  • Nhận xét thái độ thực hành.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 31: Thực hành truyền và biến đổi chuyển động theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm