Giáo án Công nghệ 7 bài 21: Luân canh - Xen canh - Tăng vụ theo CV 5512

Admin
Admin 08 Tháng mười một, 2021

Giáo án Công nghệ 7 bài 21: Luân canh - Xen canh - Tăng vụ là mẫu giáo án điện tử lớp 7 được soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án Công nghệ 7 theo đúng chương trình quy định.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 7 theo CV 5512

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

- Trình bày các khái niệm: luân canh, xen canh, tăng vụ. Nêu được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ. Lấy được ví dụ về xen canh, luân canh, tăng vụ.

- Nêu được các loại hình luân canh, giải thích được những căn cứ để xác định loại hình luân canh phù hợp, lấy được VD về loại hình luân canh ở địa phương và nhận xét ưu, nhược điểm của loại hình luân canh đã nêu.

- Trình bày được mục đích của xen canh, loại cây trồng có thể xen canh với nhau. Nêu VD cây trồng ở địa phương thường xen canh.

- Trình bày được mục đích, đk để tăng vụ, nêu được VD về các cây có thể trồng trên 1 khu đất để tăng vụ nói chung và ở địa phương nói riêng.

- Xác định được những lợi ích và nhược điểm nảy sinh, đề xuất biện pháp khắc phục khi thực hiện luân canh, xen canh, tăng vụ.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện các kỹ năng trong trồng trọt.

- Vận dụng, liên hệ vào thực tế.

3. Phẩm chất: Giáo dục ý thức không nên trồng một loại cây trồng nào đó liên tục trong nhiều vụ.

4. Phát triển năng lực: Tự học, hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự đánh giá và đánh giá, tổ chức…..

II. Chuẩn bị của GV - HS:

GV: N/c SGK,tài liệu tham khảo, chuẩn bị hình 33. Xen canh. Bảng phụ

HS: Đọc SGK liên hệ các cách thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản ở địa phương.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học.

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.

- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.

IV. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

A. Hoạt động khởi động: 5’

Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu về luân canh, xen canh, tăng vụ.

Phương thức: Hđ cá nhân

Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

Kiểm tra, đánh giá: Hs đánh giá

Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu Hs trả lời câu hỏi

+ Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào?

+ Người ta thường chế biến nông sản bằng cách nào cho VD?

- HS tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời

- GV quan sát

- Dự kiến sản phẩm:

+ mục đích và phương pháp bảo quản nông sản

+ các cách chế biến nông sản

* Báo cáo kết quả

Hs trình bày nhanh

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

Một trong những nhiệm vụ của trồng trọt là tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm. Một trong những cách tăng số lượng chất lượng sản phẩm là luân canh xen canh tăng vụ. Vậy luân canh, xen canh, tăng vụ là như thế nào chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

HĐ1. Tìm hiểu các khái niệm về luân canh, xen canh, tăng vụ

1. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm luân canh. Lấy được ví dụ về luân canh.

- Nêu được các loại hình luân canh, giải thích được những căn cứ để xác định loại hình luân canh phù hợp, lấy được VD về loại hình luân canh ở địa phương và nhận xét ưu, nhược điểm của loại hình luân canh đã nêu.

2. Phương thức: Hđ nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: Gv Chiếu bài tập

- Khu đất A, trong một năm người ta trồng như sau: Lúa chiêm, lúa mùa

-Khu đất B: trong một năm người ta trồng như sau: Khoai lang- lúa xuân- Lúa mùa

- Khu đất C, trong một năm người ta trồng như sau: Rau- Đậu- Lúa mùa

?Khu đất nào đã trồng luân canh? Vì sao gọi đó là luân canh?

? Nêu các loại hình luân canh

? Để luân canh một cách hợp lí ta cần chú ý những yếu tố nào? Tại sao

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Hs thảo luận, cử thư ký ghi lại kết quả thảo luận

- GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm:

- Cần chú ý đến các yếu tố: mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng nhiều hay ít và khả năng chống sâu, bệnh của mỗi loại cây trồng.

- Vì nếu gieo trồng các loại cây cùng tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng liên tục sẽ làm đất thiếu chất dinh dưỡng không đủ cung cấp cho cây.

* Báo cáo kết quả

- Đại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức

? Qua đó khi gieo trồng cần tránh hình thức nào? Vì sao?

- Độc canh. Học sinh nêu ý kiến.

? Liên hệ vận dụng: Em hãy nêu ví dụ về loại hình luân canh cây trồng mà em biết?

HS: Trả lời.

1. Mục tiêu: Trình bày được mục đích của xen canh, loại cây trồng có thể xen canh với nhau. Nêu VD cây trồng ở địa phương thường xen canh.

2. Phương thức: Hđ cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV treo hình vẽ 33 SGK và giới thiệu đây là công thức xen canh giữa ngô và đậu tương.

? Em nào cho ví dụ khác về xen canh?

?Xen canh là gì? Mục đích của xen canh? Khi xen canh cần chú ý điều gì?

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

- GV quan sát

- Dự kiến sản phẩm:

+ Chú ý: Mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng, độ sâu của dễ và tính chịu bóng râm để đảm bảo cho việc xen canh có hiệu quả.

* Báo cáo kết quả

HS trả lời.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức

? Trên một thửa ruộng người ta trồng một nửa là ớt, một nửa là ngô, có gọi là xen canh không? Vì sao?

HS: Không phải là xen canh. Vì không trồng xen và không tăng thêm thu hoạch trên cùng diện tích.

1. Mục tiêu: Trình bày được mục đích của tăng vụ, đk để tăng vụ, nêu được VD về các cây có thể trồng trên 1 khu đất để tăng vụ nói chung và ở địa phương nói riêng.

2. Phương thức: Hđ cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv yêu cầu

?Em hãy lấy ví dụ về tăng vụ mà em biết? Vì sao gọi đó là tăng vụ?

Thế nào là tăng vụ?

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Hs suy nghĩ trả lời

- GV quan sát

- Dự kiến sản phẩm:

- Là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên 1 đt đất.

* Báo cáo kết quả

1 HS trả lời

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức

? Ở địa phương em trồng được mấy vụ trên năm?

HĐ2. Tìm hiểu về tác dụng của luân canh..

1. Mục tiêu: Trình bày được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ.

2. Phương thức: Hđ nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu

Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập (Bài tập SGK/ Trang 51)

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Hs thảo luận, cử thư ký ghi lại kết quả thảo luận

- GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm:

+ tăng độ phì nhiêu điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu bệnh.

- đất, ánh sáng và giảm sâu bệnh.

- sản phẩm thu hoạch.

* Báo cáo kết quả

- Đại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức

I. Luân canh, xen canh, tăng vụ. 15’

- Là những phương thức canh tác phổ biến trong sản xuất.

1. Luân canh

- Tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích.

- Tiến hành theo quy trình:

+ Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau.

+ Luân canh giữa cây trên cạn và cây dưới nước.

2. Xen canh.

- Trên cùng 1 diện tích, trồng xen thêm 1 loại cây khác nhằm tận dụng chất dinh dưỡng, ánh sáng và tăng thêm thu hoạch

3. Tăng vụ.

- Là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên 1 đt đất.

II. Tác dụng của luân canh, xen canh tăng vụ: 15’

- Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu bệnh.

- Xen canh sử dụng hợp lý đất, ánh sáng và giảm sâu bệnh.

- Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch.

C. Hoạt động luyện tập: 3’

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

2. Phương thức: Hđ cá nhân

3. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs đánh giá lẫn nhau
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu:

Câu 1: Em hãy điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống (trước chỉ gieo trồng 1 vụ, nay gieo trồng 2 vụ). Trồng 2 cây trên cùng 1 đơn vị diện tích, cây thứ 2 trồng xen dưới phần đất trồng của loại cây thứ nhất, mỗi vụ trồng 1 loại cây khác nhau trên cùng diện tích

  1. ..............gọi là luân canh
  2. ..............gọi là xen canh
  3. ...............gọi là tăng vụ

Câu 2: Câu nào đúng nhất

Luân canh có tác dụng

  1. Tăng chất lượng sản phẩm
  2. Tăng độ phì nhiêu của đất
  3. Giảm sâu bệnh hại
  4. Tận dụng được ánh sáng
  5. Điều hòa dinh dưỡng, giảm sâu bệnh

- Hs tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc yêu cầu làm bài

- GV theo dõi

- Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: Mỗi vụ trồng một loại cây khác nhau

Cây thứ 2 trồng xen dưới phần đất trống của cây thứ nhất

Trước chỉ trồng 1 vụ nay trồng 2 vụ

Câu 2: e

Câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả:

Hs trả lời nhanh

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chiếu kết quả

D. Hoạt động vận dụng: 6’

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

2. Phương thức: Hđ nhóm

3. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs đánh giá lẫn nhau
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu :

Câu 1: Trên 1 thửa ruộng thu hoạch lúa mùa, trồng ngô, tiếp theo trông khoai lang và đậu xanh trên luống khoai lang, thu hoạch khoai lang xong lại trống lúa mùa. Hãy xác định đặc điểm tăng vụ, xen canh, luân canh

Câu 2: ở địa phương em đã áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh chưa? Nếu đã áp dụng em hãy lấy VD cụ thể?

- Hs tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc yêu cầu, thảo luận làm bài

- GV theo dõi

- Dự kiến sản phẩm:

+ Trồng lúa ngô khoai là tăng vụ

+ Khoai với đậu trên cùng 1 diện tích là xen canh

+ Vụ trước: lúa, vụ sau ngô, tiếp nữa là khoai lang là luân canh

*Báo cáo kết quả:

Đại diện nhóm báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chiếu kết quả

Giáo án Công nghệ 7

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được khái niệm, tác dụng của phương thức luân canh, xen canh, tăng vụ.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh, tư duy.

3. Thái độ: Có ý thức tham gia với gia đình trong công việc trồng trọt.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Có ý thức bảo vệ môi trường trong trồng trọt, làm cho môi trường sản xuất nông nghiệp sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

  • Hình 33 SGK/51.
  • Tài liệu liên quan đến bài học.

2. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

7a1

……………..

…………………………………………………………..

7a2

……………..

…………………………………………………………..

7a3

……………..

…………………………………………………………..

7a4

……………..

…………………………………………………………..

7a5

……………..

…………………………………………………………..

7a6

……………..

…………………………………………………………..

2. Kiểm tra bài cũ:

HS1: Nêu yêu cầu và các biện pháp thu hoạch nông sản.

HS2: Nêu mục đích, điều kiện và các phương pháp bảo quản nông sản.

HS3: Nêu mục đích và phương pháp chế biến nông sản.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Một trong những nhiệm vụ của trồng trọt là tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm qua luân canh, xen canh, tăng vụ. Vậy luân canh, xen canh, tăng vụ là như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này.

b. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1. Tìm hiểu về luân canh.

- GV: Đặt một số câu hỏi cho HS

+ Trên ruộng của nhà em đang gieo trồng cây gì?

+ Sau khi cắt lúa thì nhà em trồng gì?

+ Thu hoạch đậu sẽ trồng cây gì?

- GV: Nhận xét.

Trong một năm trên một mảnh đất ta đã trồng: lúa- đậu nành- lúa. Đây chính là hình thức của luân canh.

- GV: Qua đó cho biết luân canh là gì?

- GV: Khi tiến hành trồng luân canh? Người ta thường tiến hành các loại hình luân canh nào?

- GV: Cho VD về một số cây trồng cạn và cây trồng nước mà em biết?

- GV: Luân canh có tác dụng gì? Tại sao?

- HS: Trả lời.

- HS: Lắng nghe..

- HS: Là gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.

- HS: Luân canh giữa cây trồng cạn với nhau; Giữa cây trồng cạn với cây trồng nước; Giữa những cây trồng nước với nhau.

- HS: Bắp, đậu, lúa…..

- HS: Luân canh làm cho đất giữ cân đối độ phì nhiêu, giảm sâu bệnh hại và tăng tổng sản lượng thu hoạch

I. Luân canh

- Luân canh là trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng diện tích trong năm.

- Tác dụng: Làm cho đất giữ cân đối độ phì nhiêu, giảm sâu bệnh hại và tăng tổng sản lượng thu hoạch.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về xen canh.

- GV: Treo hình 33 SGK cho biết: Thế nào là xen canh?

- GV: Tác dụng của xen canh?

- GV: Giới thiệu về công thức xen canh cây trồng hợp lý.

- GV: Trên một thửa ruộng, một nửa trồng khoai tây, một nửa còn lại trồng su hào, có gọi là xen canh không? Tại sao?

- HS: Xen canh là trên cùng một diện tích cây trồng, trồng xen thêm một loại cây khác.

- HS: Tận dụng ánh sáng và chất dinh dưỡng, tăng thêm thu hoạch.

- HS:Lắng nghe.

- HS: Không phải là xen canh. Vì không trồng xen và không tăng thêm thu hoạch trên cùng diện tích.

II. Xen canh:

- Xen canh là trên cùng một diện tích cây trồng, trồng xen thêm một loại cây khác.

- Tác dụng: Tận dụng ánh sáng và chất dinh dưỡng, tăng thêm thu hoạch.

Hoạt động 3. Tìm hiểu về tăng vụ.

- GV: Em hãy lấy VD về tăng vụ mà em biết? Vì sao gọi đó là tăng vụ?

- GV: Tăng vụ có tác dụng gì?

- GV: Để tăng vụ gieo trồng, phải làm như thế nào?

- GV: Ở địa phương em đã gieo trồng được mấy vụ trong năm trên một mảnh ruộng?

- GV: Nhận xét

- HS: Tăng thêm số vụ gieo trồng trong một năm trên cùng diện tích.

- HS: Tăng sản lượng thu hoạch.

- HS: Dùng giống ngắn ngày, có biện pháp tưới tiêu đầy đủ.

- HS: Trả lời

- HS: Lắng nghe

III. Tăng vụ:

Tăng thêm số vụ gieo trồng trong một năm trên cùng diện tích.

Tác dụng: Tăng sản lượng thu hoạch.

4. Củng cố: HS làm bài vào phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP

Trên một thửa ruộng thu hoạch lúa mùa, trồng ngô, tiếp theo là trồng khoai lang và đậu xanh trên luống khoai, thu hoạch khoai lang xong lại cấy lúa mùa. Hãy xác định đặc điểm tăng vụ, xen canh, luân canh thể hiện như thế nào?

5. Nhận xét - Dặn dò:

  • Nhận xét thái độ học tập của các em.
  • Dặn các em về nhà học bài.
  • Chuẩn bị bài mới: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Công nghệ 7 bài 21: Luân canh - Xen canh - Tăng vụ theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm