Giáo án Công nghệ 11 bài 11: Bản vẽ xây dựng
Giáo án Công nghệ 11 bài 11
Giáo án Công nghệ 11 bài 11: Bản vẽ xây dựng bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.
Bài 11: BẢN VẼ XÂY DỰNG
----------***----------
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Dạy xong bài này, giáo viên cần làm cho hs đạt được:
- Biết được khái quát về các loại bản vẽ xây dựng.
- Biết được các loại hình biểu diễn cơ bản trọng bản vẽ nhà.
2. Kĩ năng:
Đọc và hiểu được các hình cơ bản trong bản vẽ nhà.
3. Thái độ:
Rèn luyện tư duy, trí tưởng tượng, và óc thẩm mỹ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị nghiên cứu nội dung bài 11 SGK.
- Đọc sách tham khảo có liên quan đến bài giảng.
- Tranh vẽ phóng to các hình 11.1a và 11.2 sách giáo khoa.
- Sưu tầm một số bản vẽ các công trình xây dựng.
2. Học sinh:
- Xem trước nội dung bài học ở nhà.
- SGK, vở ghi
III. Tiến trình bài dạy:
* Ổn định lớp: (1’)
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
Câu hỏi:
Trình bày nội dung của bản vẽ chi tiết? Kể tên các bước lập bản vẽ chi tiết?
Đáp án:
- Nội dung của bản vẽ chi tiết:
- Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết.
- Các bước lập bản vẽ chi tiết:
- Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên. Bố trí các hình biểu diễn trên bản vẽ bằng các đường trục và đường bao hình biểu diễn.
- Bước 2: Vẽ mờ, lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài và phần bên trong của các bộ phận vẽ hình cắt và mặt cắt, tất cả được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Bước 3: Tô đậm trước khi tô đậm cần kiểm tra sửa chữa những sai sót của bước vẽ mờ tẩy xóa những nét không cần thiết. Sau đó dùng bút chì cứng vẽ nét liền mảnh, bút chì mềm vẽ các nát liền đậm.
- Bước 4: Ghi phần chữ đo kích thước chi tiết và ghi vào bản vẽ. Ghi các yêu cầu kỹ thuật và nội dung khung tên...Cuối cùng kiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.
Nhận xét bài thực hành của học sinh.
* Giới thiệu bài (1'): Trong thực tế để có thể xây dựng được các công trình, kiến trúc thì người thiết kế phải có các bản vẽ xây dựng. Vậy bản vẽ xây dựng là gì? Trong đó bao gồm những gì? Để hiểu cụ thể hơn về bản vẽ xây dựng. Hôm nay cô và các em đi tìm hiểu bài 11 Bản vẽ xây dựng.
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1 (10’): Tìm hiểu về khái niệm chung.
Nội dung |
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
I. Khái niệm chung: Bản vẽ xây dựng bao gồm bản vẽ các công trình xây dựng như: nhà cửa cầu đường, bến cảng,… Bản vẽ nhà là bản vẽ thể hiện hình dạng, kích thước và kết cấu của ngôi nhà. |
GV: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa cho biết bản vẽ xây dựng là gì? GV: Bản vẽ nhà là gì? |
HS: Đọc sách giáo khoa và nêu khái niệm.
HS: Trả lời như phần nội dung. |
Hoạt động 2 (10’): Tìm hiểu về bản vẽ mặt bằng tổng thể.
Nội dung |
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
II. Bản vẽ mặt bằng tổng thể: Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng. Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí các công trìnhvới hệ thống các đường sá, cây xanh,… hiện có hoặc dự định xây dựng và qui hoạch khu đất. Để định hướng các công trình, trên mặt bằng tổng thể thường vẽ mũi tên chỉ hướng bắc. |
GV: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa cho biết bản vẽ mặt bằng tổng thể là gì? GV: Công dụng của bản mặt bằng tổng thể? GV: Giới thiệu về việc định hướng các công trình trên mặt bằng tổng thể thường vẽ mũi tên chỉ hướng bắc. |
HS: Đọc sách giáo khoa và nêu khái niệm.
HS: Trả lời như phần nội dung.
HS: Lắng nghe và ghi chép như phần nội dung. |
Hoạt động 3 (14’): Tìm hiểu về các hình biểu diễn ngôi nhà.
Nội dung |
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
II. Bản vẽ mặt bằng tổng thể: 1. Mặt bằng: - Là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ. Mặt bằng: Mặt bằng thể hiện vị trí, kích thước của tường vách ngăn, cửa đi cửa sổ cầu thang, cách bố trí phòng các thiết bị đồ đạt,… Nếu nhà có nhiều tầng thì phải có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng. 2. Mặt đứng: Mặt đứng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẽ đẹp bên ngoài của ngôi nhà. Mặt đứng có thể là mặt chính (hình chiếu đứng của ngôi nhà), có thể là mặt bên (hình chiếu cạnh của ngôi nhà). 3. Mặt cắt: Trong bản vẽ nhà mặt cắt là hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà. Mặt cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng nhà theo chiều cao, kích thước cửa đi cửa sổ, kích thước cầu thang, tường, sàn mái, móng… |
GV: Em hãy đọc sách giáo khoa và cho biết mặt bằng là gì?
GV: Mặt cắt bằng thể hiện gì trên bản vẽ? GV: Em hãy đọc sách giáo khoa và cho biết mặt đứng là gì? GV: Mặt cắt đứng thể hiện gì trên bản vẽ?
GV: Em hãy đọc sách giáo khoa và cho biết mặt cắt là gì?
GV: Mặt cắt đứng thể hiện gì trên bản vẽ? |
HS: Là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ. HS: Trả lời như phần nội dung.
HS: Mặt đứng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng. HS: Thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẽ đẹp bên ngoài của ngôi nhà. HS: Trong bản vẽ nhà mặt cắt là hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà. HS: Trả lời như phần nội dung |
3. Củng cố, luyện tập: (3’)
- Bản vẽ xây dựng là gì? Bản vẽ nhà là gì?
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể là gì?
- Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt là gì?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Dặn học sinh về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
- Dặn học sinh xem trước bài 12 Thực hành: Bản vẽ xây dựng tiết sau học tiếp.
IV. RÚT KINH NGHỆM, BỔ SUNG:
.....................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................