Giáo án bài Vũ trụ - Hệ mặt trời và trái đất - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất

Admin
Admin 27 Tháng năm, 2015

Giáo án bài "Vũ trụ - Hệ mặt trời và trái đất - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất”

Giáo án điện tử môn Địa lí lớp 10 bài “Vũ trụ - hệ mặt trời và trái đất - hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất” mà hệ thống giáo án điện tử Tìm Đáp Án giới thiệu cho quý thầy cô dưới đây bám sát kiến thức, kỹ năng và những quy định trong chương trình sách giáo khoa môn Địa lí lớp 10, giúp học sinh nhận thức được: Vũ trụ là vô cùng rộng lớn, hệ mặt trời trong đó có trái đất chỉ là một bộ phận rất nhỏ bé của vũ trụ.... Bên cạnh những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, học sinh còn được tiếp cận với những kiến thức và phương pháp học mới.

Giáo án Địa lí bài Lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Giáo án Địa lí bài Cơ cấu dân số

BÀI: VŨ TRỤ - HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Nhận thức được vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ mặt trời trong đó có trái đất chỉ là một bộ phận rất nhỏ bé của vũ trụ.
  • Hiểu rõ vận động tự quay quanh trục của trái đất đã tạo nên những hệ quả định lí quan trọng trong đời sống trái đất.

2. Kĩ năng:

  • Rèn luyện cho học sinh phát hiện những mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng, các đối tượng địa lí.
  • Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích.

3. Thái độ:

  • Nhận thức đúng đắn quy luật về sự hình thành và phát triển của các thiên thể.

II. Kiến thức trọng tâm

  • Hệ mặt trời (Thái Dương Hệ) là một trong hàng trăm tỉ ngôi sao của dải Ngân Hà gồm có: Mặt trời ở trung tâm và 9 hành tinh quay xung quanh.
  • Vận động tự quay của trái đất tạo nên những hệ quả quan trọng đối với đời sống của trái đất.

III. Đồ dùng dạy học

  • Quả địa cầu.
  • Bản đồ hành chính thế giới.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, chỗ ngồi.

2. Vào bài:

- Cái gì rộng lớn, bao la nhất?

Cho học sinh trả lời nhanh, hướng câu trả lời của các em về Vũ trụ.

==> Vũ trụ là cái lớn nhất, vô cùng tận. Vậy vị trí của trái đất trong vũ trụ như thế nào? Tại sao trên trái đất có thể tồn tại sự sống? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Vấn đáp, trao đổi khái quát về vũ trụ.

- GV: Dựa vào hình 5.1, kênh chữ trong sgk cùng vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi sau:

  • Vũ trụ là gì?
  • Thiên hà là gì?
  • Thiên hà của chúng ta tên là gì? Có đặc điểm như thế nào?

- HS: Quan sát hình 5.1 về hình dạng của Ngân hà.

- GV: Vẽ khái quát và giảng nhanh các cấp bậc trong vũ trụ cho HS nhận biết các khái niệm.

Hoạt động 2: Theo từng bàn

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 5.2 sgk trả lời câu hỏi sau:

  • Mô tả hệ mặt trời.
  • Kể tên các hành tinh từ gần đến xa mặt trời.
  • Hình dạng, quỹ đạo, hướng chuyển động của các hành tinh?
  • Các hành tinh trong hệ mặt trời có những chuyển động chính nào?

- HS: Trao đổi theo từng bàn và phát biểu.

- GV: Hệ thống và chuẩn hóa kiến thức.

I. Khái quát về vụ trụ, hệ mặt trời, trái đất trong hệ mặt trời.

1. Vũ trụ

- Vũ trụ là khoảng không gian vô cùng tận chứa các thiên hà.

2. Hệ mặt trời (Thái Dương Hệ)

- Gồm mặt trời ở trung tâm và các thiên thể quay xung quanh. (SGK)

- Hệ mặt trời gồm 9 hành tinh: Thủy, Kim, Trái đất, Hỏa, Mộc, Thổ, Thiên vương tinh, Hải vương tinh, Diêm vương tinh.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm