Giáo án bài Mắt Vật lý 9

Admin
Admin 05 Tháng sáu, 2015

Giáo án bài Mắt

Giáo án bài Mắt Vật lý 9 mà TimDapAnmuốn giới thiệu với quý thầy cô và các bạn được soạn chi tiết và khoa học giúp học sinh hiểu về cấu tạo của mắt, chức năng thể thủy tinh, màng lưới, sự điều tiết của mắt, điểm cực cận, cực viễn,....Mời thầy cô tham khảo và tải giáo án miễn phí làm tài liệu phục vụ quá trình giảng dạy.

Giáo án Vật lý 9 bài 40

Bài 48: MẮT

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

  • Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.
  • Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh.
  • Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.

2. Kỹ năng:

  • Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là Mắt theo khía cạnh vật lí.

3. Thái độ:

  • Hăng hái xây dựng bài.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Tranh và mô hình con mắt.
  • HS : Đọc bài trước ơ nhà.

III.TIẾN TRÌNH:
Ổn định:
Kiểm tra – Đặt vấn đề

  • GV: Tên hai bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là gì ? Tác dụng của các bộ phận đó ?
  • HS: Hai bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là vật kính và buồng tối. Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ….
  • GV: Đặt vấn đề như SGK.

Bài mới:

  • Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của mắt.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

+ HS đọc tài liệu, trả lời câu hỏi:

H: Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì ?

( HS TL: . . . .thể thủy tinh và màng lưới)

H: Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như thấu kính hội tụ ?

Tiêu cự của nó có thể thay đổi như thế nào?

( HSTL: Thể thủy tinh là một TKHT, nó phồng lên, dẹt xuống để thay đổi tiêu cự..)

H: Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện lên ở đâu?

(HSTL: Ảnh của vật mà mắt ta nhìn thấy được sẽ hiện lên ở màng lưới).

I. Cấu tạo của mắt.

1/ Cấu tạo.

Mắt gồm hai bộ phận quan trọng nhất là:

+ Thể thủy tinh: Là một thấu kính hội tụ

có thể thay đổi tiêu cự.

+ Màng lưới (hay võng mạc): Ở đáy mắt, tại

đó ảnh hiện lên rõ nét.

2/ So sánh mắt và máy ảnh.

• Giống nhau:

- Thể thủy tinh và vật kính dều là thấu kính hội tụ.

- Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh.

• Khác nhau:

- Thể thủy tinh có tiêu cự thay đổi.

- Vật kính có tiêu cự thay đổi.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!