Giáo án bài Hành động nói (tiếp)

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Ngữ văn lớp 8

Giáo án bài Hành động nói (tiếp) được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy. Giáo án điện tử bài Hành động nói này nhằm cung cấp cho các thầy cô tài liệu tham khảo cho quá trình xây dựng bài dạy bộ môn, với nội dung chi tiết trình bày khoa học giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được trọng tâm bài học.

HÀNH ĐỘNG NÓI

(tiếp theo)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Sau tiết học này học sinh cần đạt:

1. Kiến thức:

Nắm được cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói

2. Kĩ năng:

Vận dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói

3. Thái độ:

Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp

II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

  • Qua đó hướng dẫn học sinh biết cách thực hiện các lời nói trong quá trình giao tiếp, cụ thể là trong hành động nói và viết.
  • Giúp học sinh nói đúng, nói chuẩn.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

  • SGK, sách giáo viên
  • Giáo án
  • Bảng phụ

2. Học sinh: - SGK, vở viết, bút...

Bài soạn

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp

Kiểm tra đồ dùng học tập

2. Kiểm tra bài cũ:

* Câu hỏi:

  • Thế nào là hành động nói?
  • Hãy nêu các kiểu hành động nói thường gặp?

* Gợi ý trả lời:

  • Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
  • Dựa theo mục đích của hành động nói,ta có những kiểu sau:
    • Hành động hỏi
    • Hành động điều khiển
    • Hành động hứa hẹn
    • Hành động bộc lộ cảm xúc

3. Bài mới.

Ở tiết trước chúng ta đã hiểu thế nào là hành động nói và biết được các kiểu hành động nói thường gặp. Vậy ta có thể dùng những cách nào để thực hiện hành động nói? Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu phần tiếp theo:

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

I. CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI.

1. Bài tập: sgk- 70

2. Nhận xét

a. Xác định mục đích nói

- Các câu 1, 2, 3: trình bày → trực tiếp

- Câu 4- 5: điều khiển → gián tiếp

b. Quan hệ giữa hành động nói và kiểu câu.

- Câu nghi vấn: dùng để hỏi (cách dùng trực tiếp), dùng để điều khiển, bộc lộ cảm xúc (cách dùng gián tiếp).

- Câu cầu khiến: dùng để điều khiển (Cách dùng trực tiếp), dùng để hứa hẹn, điều khiển (cách dùng gián tiếp)

- Câu cảm thán: dùng để bộc lộ cảm xúc (cách dùng trực tiếp).

- Câu trần thuật: dùng để trình bày (cách dùng trực tiếp), dùng để hứa hẹn, điều khiển (cách dùng gián tiếp).

* Ghi nhớ: SGK- Tr 71

Treo bảng phụ.

Yêu cầu HS đọc đoạn trích và đánh dấu vào bảng phụ để kết luận hành động nói?

Các câu trong đoạn trích đều cùng một kiểu. Đó là kiểu câu gì?

* Tổ chức cho HS thảo luận nhóm VD2

Dựa vào VD1,em hãy trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động nói mà em đã biết?

Vậy mỗi hành động nói có thể thực hiện bằng kiểu câu nào?

Quan sát trên bảng phụ

Các câu 1,2,3 thực hiện hành động trình bày. Câu 4,5 thực hiện hành động điều khiển

Đều là câu trần thuật

HS thảo luận nhóm ghi kết luận về quan hệ giữa các kiểu câu với những kiểu hành động nói:

  • Các câu trần thuật 1, 2, 3 → trình bày( cách dùng trực tiếp)
  • Các câu trần thuật 4,5 → điều khiển (cách dùng gián tiếp)

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!