Giáo án bài Đi đường

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Ngữ văn lớp 8

Giáo án bài Đi đường được biên soạn kỹ lưỡng bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trên cả nước. Giáo án điện tử môn Ngữ văn 8 bài Đi đường này nhằm cung cấp cho các thầy cô tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình soạn bài dạy, dễ dàng truyền đạt kiến thức trọng tâm của bài thơ.

ĐI ĐƯỜNG

Hồ Chí Minh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • HS hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: Từ việc đi đường gian lao mà nói nói lên bài học đường đời, đường CM.
  • Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ rất bình dị, tự nhiên, chặt chẽ mang ý nghĩa sâu sắc.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ bài thơ.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng kính yêu, tự hào về Bác.

II. Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại

III. Chuẩn bị:

  • GV: Bài soạn, SGK
  • HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới:

  • Đặt vấn đề: GV giới thiệu bài
  • Triển khai bài dạy

Hoạt động 1: Đọc- Tìm hiểu chung

GV hướng dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

HS đọc, tìm hiểu chú thích.

Thể loại của bài thơ: TNTT

1. Hoàn cảnh sáng tác:

Trên đường bị giải đi đến nhà lao khác.

2. Đọc, hiểu chú thích

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản

GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài thơ

Tìm hiểu kết cấu của bài thơ.

Kết cấu bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật có trình tự: Khai (mở); Thừa (nâng cao); chuyển (chuyển ý); hợp (tổng hợp).

  • HS đọc câu 1: Câu 1 mở ra ý chủ đạo gì của bài thơ?
  • Nỗi gian lao của người đi đường.

Ý câu thơ có phải chỉ nói riêng về sự vất vả của việc đi đường không?

Đi đường: chuyển từ nhà lao này → nhà lao khác là một thực tế song ở đây tác giả cũng muốn nói đến con đường CM đầy khó khăn vất vả.

Câu 1: Nỗi gian lao của người đi đường → ý chủ đạo

Câu thơ vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa sâu xa.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!