Đóng BHXH dưới 3 năm được bao nhiêu tiền?
TimDapAnmời các bạn cùng tìm hiểu bài viết Đóng bảo hiểm xã hội 1, 2, 3 năm bao nhiêu tiền?
- Đóng bảo hiểm xã hội 4 năm, 5 năm được bao nhiêu tiền
- Không có hộ khẩu ở Hà Nội có được làm thủ tục nhận BHXH một lần
- Đóng bảo hiểm xã hội hơn 20 năm có đủ điều kiện hưởng lương hưu không?
- Đóng bảo hiểm xã hội hơn 35 năm đủ điều kiện nghỉ hưu không?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp cho một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên bạn mới chỉ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong khoảng thời gian 1, 2 hoặc 3 năm thì các chế độ sẽ như thế nào? Đóng bảo hiểm xã hội 1, 2, 3 năm bao nhiêu tiền? Cách tính mức hưởng BHXH một lần như thế nào? Trong bài viết này TimDapAnsẽ giải thích cụ thể để bạn hiểu hơn về các trường hợp được rút bảo hiểm xã hội 1 lần, quy định mức hưởng và cách tính mức hưởng BHXH một lần sẽ là bao nhiêu. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết bài viết dưới đây.
Lưu ý: Bài viết chỉ tập trung vào chế độ bảo hiểm xã hội một lần của bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1. Các trường hợp được rút bảo hiểm xã hội một lần
Để đảm bảo cho việc đóng bảo hiểm xã hội (sau đây viết tắt là BHXH) được ổn định và thống nhất, Chính phủ đã quy định cụ thể các trường hợp rút BHXH một lần tại khoản 1 điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 Quy định chi tiết một số điều Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, chỉ các trường hợp được quy định mới được rút BHXH một lần, bao gồm:
– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
– Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
2. Quy định mức hưởng BHXH một lần
Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP có quy định về bảo hiểm xã hội một lần. Theo đó, mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Theo quy định nêu trên, mức hưởng đóng bảo hiểm xã hội một lần phụ thuộc vào thời gian BHXH cũng như mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
3. Cách tính mức hưởng đóng BHXH một lần
Để tính đóng bảo hiểm xã hội 1, 2, 3 năm bao nhiêu tiền, mời tiếp tục theo dõi bài viết.
Căn cứ các quy định tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH, mức hưởng BHXH một lần được tính theo công thức sau:
BHXH 1 lần = (1,5 x MBQTL x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x MBQTL x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014) |
Trong đó:
1) Thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.
Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm. Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.
2) MBQTL là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
MBQTL = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BXH x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng BHXH |
Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH. Theo đó:
Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm | = | Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm | X | Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của từng năm tương ứng |
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện như sau:
Năm |
Trước
1995 |
1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 |
Mức điều chỉnh | 5,01 | 4,25 | 4,02 | 3,89 | 3,61 | 3,46 | 3,52 | 3,53 | 3,40 | 3,29 | 3,06 | 2,82 | 2,62 | 2,42 |
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 |
Mức điều chỉnh | 1,97 | 1,84 | 1,69 | 1,42 | 1,30 | 1,22 | 1,18 | 1,17 | 1,14 | 1,10 | 1,06 | 1,03 | 1,00 | 1,00 |
Lưu ý:
1/ Mức hưởng BHXH 1 lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm được tính bằng 22% mức tiền lương tháng đã đóng BHXH.
2/ Mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Do vậy, để tính đóng bảo hiểm xã hội 1 năm, 2 năm, 3 năm được bao nhiêu tiền, cần căn cứ vào tiền lương đóng BHXH và thời gian thực tế đóng BHXH của mỗi người.
Ví dụ: A bắt đầu đóng BHXH từ 01/2019 đến tháng 06/2021 với mức lương đóng BHXH cụ thể như sau:
– Tháng 1/2019 – 12/2019: 4.000.000 đồng
– Tháng 01/2020 – 06/2021: 4.500.000 đồng
Như vậy, cách tính BHXH 1 lần của A như sau:
– Thời gian đóng BHXH của A là 2 năm 6 tháng, được làm tròn là 2,5 năm
– Mức lương bình quân của A là:
[(12 x 4.000.000 x 1.03) + (12 x 4.500.000 x 1.0) + (6 x 4.500.000 x 1,0)] : 30 = 4.348.000 đồng.
– Mức hưởng BHXH 1 lần của A là:
2 x 4.348.000 x 2,5 = 21.740.000 đồng.