Đề xuất tăng mức phạt với nhiều vi phạm về BHXH bắt buộc, BHTN
Đề xuất tăng mức phạt với nhiều vi phạm về BHXH bắt buộc, BHTN được TimDapAntổng hợp chi tiết trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo về việc tăng mức phạt vi phạm với BHXH bắt buộc,...
- Những thủ tục cần thực hiện để chốt sổ BHXH
- Lương hưu, trợ cấp BHXH thay đổi thế nào trong năm 2022?
- Đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì giải quyết ra sao?
- Đóng bảo hiểm xã hội hơn 25 năm được hưởng lương hưu thế nào?
Bộ LĐTB&XH đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (thay thế Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
Theo đó, đề xuất tăng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm về BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), cụ thể:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội;
- Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
(Hiện hành, tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng).
Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;…
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
(Hiện hành, tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 28/2020, quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và không quy định mức đối đa không quá 75.000.000 đồng).
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong Hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. (Đề xuất mới).