Hệ thống hóa các tác phẩm truyện Việt Nam trong SGK ngữ văn lớp 9 dưới đây bao gồm đầy đủ các thông tin:

  • Tác phẩm, tác giả
  • Thể loại
  • Hoàn cảnh sáng tác
  • Nội dung
  • Nghệ thuật 

Giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các thông tin quan trọng nhất...

➜  Tham khảo thêm: Đề thi thử môn văn vào 10 năm 2019

Bảng Hệ thống hóa các tác phẩm truyện Việt Nam trong SGK Ngữ Văn lớp 9

Tác phẩm- Tác giả Thể loại- PTBĐ HCST (xuất xứ) Nội dung Nghệ thuật
Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ

• Truyện truyền kì.

• Tự sự, biểu cảm

Thế kỉ 16 Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Truyện truyền kì viết bằng chữ Hán; kết hợp các yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường kì ảo với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Vũ trung tuỳ bút)- Phạm Đình Hổ • Tuỳ bút Thế kỉ 18 Phản ánh đời sống xa hoa vô độ, sự nhũng nhiễu nhân dân của bọn vua chúa quan lại phong kiến thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn - Tuỳ bút chữ Hán, ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động
Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)- Ngô gia văn phái

• Thể chí- Tiểu thuyết lịch sử

• Tự sự, miêu tả

TK 18 Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ- Quang Trung với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh; sự thất bại thảm hại của quân Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân. Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán; cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói.
Truyện Kiều- Nguyễn Du

• Truyện thơ Nôm

• Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

TK 18 - 19

• Thời đại, gia đình và cuộc đời của Nguyễn Du.

• Tóm tắt Truyện Kiều.

• Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

• Truyện thơ Nôm lục bát.

• Ngôn ngữ có chức năng biểu đạt, biểu cảm và thẩm mĩ.

• Nghệ thuật tự sự: dẫn chuyện, xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên…

Chị em Thuý Kiều- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du  Tự sự, miêu tả, biểu cảm (nổi bật là miêu tả) TK 18 - 19 • Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, dự cảm về số phận nhân vật. ➜ cảm hứng nhân văn sâu sắc. • Bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh; bút pháp ước lệ tượng trưng; ngôn ngữ tinh luyện, giàu cảm xúc; khai thác triệt để biện pháp tu từ
Cảnh ngày xuân- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du • Tự sự, miêu tả (nổi bật là miêu tả) TK 18 - 19 Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. Từ ngữ bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình.
Mã Giám Sinh mua Kiều- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du • Tự sự, miêu tả, biểu cảm TK 18 - 19

• Bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đẹp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.


• Hoàn cảnh đáng thượng tội nghiệp của Thuý Kiều

Nghệ thuật tả thực, khắc hoạ tính cách nhân vật bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại.
Kiều ở lầu Ngưng Bích- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du • Tự sự, biểu cảm, miêu tả (nổi bật là biểu cảm) TK 18 - 19 Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm, sử dụng ngôn ngữ độc thoại, điệp từ, điệp cấu trúc…
Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga- Trích truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

• Truyện thơ Nôm.

• Tự sự, miêu tả, biểu cảm

TK 18- 19 Khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình. Ngôn ngữ giản dị mộc mạc mang màu sắc Nam Bộ; xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ lời nói.
Lục Vân Tiên gặp nạn- Trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

• Truyện thơ Nôm.

• Tự sự, miêu tả, biểu cảm

TK 18 - 19 Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quí trọng và niềm tin của tác giả Ngôn ngữ giàu cảm xúc, khoáng đạt, bình dị, dân dã; nghệ thuật kể chuyện theo mô típ dân gian, miêu tả nhân vật qua hành động, lời nói; cảm hứng thiên nhiên trữ tình, dạt dào…
Làng- Kim Lân

• Truyện ngắn

• Tự sự, miêu tả, biểu cảm

• Năm 1948. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.


• Hoàn cảnh đó giúp ta hiểu được cuộc sống và tinh thần kháng chiến, đặc biệt là nét chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân đó là tình yêu làng gắn bó, thống nhất với tình yêu đất nước.

Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. Xây dựng cốt truyện tâm lí, tình huống truyện đặc sắc; miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế; ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện cá tính của nhân vật; cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên
Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long

• Truyện ngắn

• Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

• Được viết vào mùa hè năm 1970, là kết quả của chuyến thực tế ở Lào Cai của tác giả, khi miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới. Rút từ tập “Giữa trong xanh” (1972).


• Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu đựợc cuộc sống, vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.

Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. Truyện xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện hợp lí, tự nhiên; miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn; ngôn ngữ chân thực giàu chất thơ và chất hoạ; có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng

• Truyện ngắn.

• Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

• Được viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, tác phẩm được đưa vào tập truyện cùng tên.


• Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu được cuộc sống chiến đấu và đời sống tình cảm của người lính, của những gia đình Nam Bộ

• tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.    

Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em; xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên.
Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê

• Truyện ngắn.

• Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

• Viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. In trong tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê, NXB Kim Đồng, Hà Nội 2001.

• Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu hơn về cuộc sống chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.    

Cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái TNXP trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên lạc quan của họ.     Sử dụng vai kể là nhân vật chính; cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động trẻ trung; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc tinh tế, sắc sảo.
Bến quê- Nguyễn Minh Châu

• Truyện ngắn.


• Tự sự, miêu tả, biểu cảm.    

• In trong tập “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu năm 1985 Qua cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gầngũi của cuộc sống của quê hương. Tạo tình huống nghịch lí; trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật; miêu tả tâm lí tinh tế; hình ảnh giàu tính biểu tượng; ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư.

➜ Tham khảo thêm: Đề thi thử môn văn vào 10 năm 2019

Trên đây là bảng thống kê tác phẩm truyện Việt Nam năm trong sách ngữ văn 9 đã được biên soạn. Mong rằng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm vững được các kiến thức quan trọng nhất và đạt điểm cao trong đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2019.

 




Xem thêm