Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 6) do TimDapAnbiên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 9 luyện thêm đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn.

Bản quyền tài liệu thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi vào 10 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (2đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.”

Câu 1 (0,25đ): Nêu câu chủ đề của văn bản.

Câu 2 (0,75đ): Từ đoạn văn trên, em hãy kể ra những “giá trị có sẵn tốt đẹp” của bản thân mình.

Câu 3 (1đ): Đoạn văn giúp em nhận ra điều gì?

II. Làm văn (8đ)

Câu 1 (3đ): Nêu suy nghĩ của em về ý kiến: “Luôn luôn hi vọng, không bao giờ được tuyệt vọng. Đó là bản chất của người có tâm hồn lớn”.

Câu 2 (5đ): Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ Ánh trăng, hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một tâm sự ngắn.

Đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Câu chủ đề của đoạn văn: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.

Câu 2 (1đ):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

Giá trị có sẵn tốt đẹp của em là gì?

Em đã thể hiện giá trị đó như thế nào?

Em cầm làm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn?

Câu 3 (1,5đ):

Bài học rút ra sau đoạn văn:

Mỗi con người đều có những giá trị tốt đẹp riêng, hãy biết trân trọng giá trị đó.

Sớm nhận ra những yếu điểm của mình và có biện pháp khắc phục chúng để hoàn thiện bản thân hơn.

Có ý thức rèn luyện lối sống lành mạnh, tốt đẹp.

II. Làm văn (8đ)

Câu 1 (3đ):

Dàn ý Nghị luận về ý kiến: Luôn luôn hi vọng, không bao giờ được tuyệt vọng. Đó là bản chất của người có tâm hồn lớn

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hi vọng.

2. Thân bài

a. Giải thích

Hi vọng là niềm tin, sự tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ xảy đến, sống lạc quan, không ngừng nỗ lực trong cuộc sống và công việc để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Trong cuộc sống, mỗi con người ai cũng sẽ có lúc gặp phải khó khăn, gian khổ, trắc trở. Nếu chúng ta không ngừng hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn, một cuộc sống tốt đẹp hơn ở phía trước, chúng ta sẽ có động lực để cố gắng vươn lên, vượt qua khó khăn ở thực tại.

Biết hi vọng, tin tưởng, con người ta sẽ trở nên lạc quan hơn, cuộc sống sẽ vui vẻ hơn và tận hưởng được trọn vẹn vẻ đẹp cuộc sống mang lại.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người tuy gặp khó khăn nhưng không ngừng hi vọng và vươn lên để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản biện

Tong xã hội vẫn còn có nhiều người sống với lối sống tiêu cực, bi quan, gặp chút khó khăn là muốn bỏ cuộc giữa chừng, không phấn đấu vươn lên mà chỉ dựa dẫm vào người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khẳng định lại tầm quan trọng của hi vọng và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một tâm sự ngắn

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu bản thân và hoàn cảnh câu chuyện.

2. Thân bài

a. Tuổi thơ trong kí ức người lính

Sống cùng sông rừng biển cả, hòa mình trong thiên nhiên mát lành và hồn nhiên vô lo vô nghĩ.

Chiến tranh bất ngờ ập đến, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc và bảo vệ quê hương, cùng các bạn lên đường nhập ngũ.

Những năm tháng chiến tranh gian khổ: vẫn hòa mình giữa thiên nhiên núi rừng chiến khu, cảnh vật ít nhiều có sự thay đổi.

Mỗi lần ngẩng đầu lên, vầng trăng tình nghĩa vẫn yên lặng ở đó: ngỡ bản thân sẽ không bao giờ quên vầng trăng ấy.

b. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi thời hiện đại

Hai miền Nam - Bắc của Tổ quốc được thống nhất, độc lập và tự do: rời đơn vị và trở về quê nhà, sống một cuộc sống bình thường, an ổn.

Chuyển về thành phố xa hoa rực rỡ ánh đèn, gian khổ khó nhọc trước kia bỗng chốc phai mờ trong tâm trí → Những kí ức cùng vầng trăng tình nghĩa cũng vô tình bị lãng quên từ bao giờ chẳng hay.

c. Sự bừng tỉnh và hối hận

Ánh sáng vầng trăng đã đột nhiên ghé tới, đánh thức tâm hồn và gợi lên nhiều cảm xúc khó tả. Trên cao, trăng vẫn tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng bàng bạc bao phủ khắp muôn nơi → hối hận, bừng tỉnh, nhận ra bấy lâu bản thân đã thờ ơ hững hờ với quá khứ tình nghĩa, với vầng trăng chung thủy.

3. Kết bài

Khép lại dòng cảm xúc và nêu bài học chiêm nghiệm của bản thân.

---------------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 6). Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Đề thi vào lớp 10 môn Toán, Đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh, Thông tin Tuyển sinh vào lớp 10, Đề thi vào lớp 10 môn Vật lý mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm