Đề thi chính thức vào lớp 10 THPT môn Văn

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn tỉnh Bắc Giang năm 2015 - 2016 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Văn hữu ích, giúp các bạn học sinh lớp 9 luyện tập, chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Kiên Giang năm 2015 - 2016

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2015-2016 Sở GD-ĐT Bình Định

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Hùng Vương năm 2014 - 2015

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC GIANG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN THI: NGỮ VĂN

Ngày thi: 18/7/2015

Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi ở dưới:

Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trống.

Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

- Cháu phải gọi "ba chắt nước giúp con", phải nói như vậy.

Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!

(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

a. Trong đoạn trích trên, ông Sáu và người kể chuyện mong chờ điều gì ở bé Thu?

b. Câu nói "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!" đã vi phạm phương châm hội thoại?

c. Câu nói "Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!" mang hàm ý gì?

d. Những câu "nói trống" của bé Thu đã thể hiện rõ thái độ không thiện cảm với ông Sáu. Tại sao bé Thu có thái độ như vậy?

Câu 2 (3,0 điểm)

Tuổi trẻ sẽ ra sao nếu sống thiếu ước mơ?

Em hãy viết một bài văn để trả lời cho câu hỏi trên.

Câu 3 (5 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kếu lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2013, Tr. 84 - 85)

------------ Hết ------------

Đáp án đề thi chính thức vào lớp 10 THPT môn Văn

Câu 1:

1. Về đoạn trích trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

a. Ông Sáu và người kể chuyện mong chờ bé Thu gọi một tiếng "ba".

b. Câu nói vi phạm phương châm lịch sự.

c. Hàm ý: nhờ người chắt nước khi nồi cơm sôi.

d. Bé Thu có thái độ như vậy vì không tin ông Sáu là cha mình.

Câu 2:

Tuổi trẻ sẽ ra sao nếu sống thiếu ước mơ?

1. Yêu cầu về kỹ năng

  • Đảm bảo hình thức một bài văn, có bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc.
  • Đảm bảo chuẩn xác về câu, dùng từ, diễn đạt, chính tả,...

2. Yêu cầu về nội dung

Đề mang tính mở nên thí sinh có thể viết theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản nhằm định hướng chấm bài:

2.1 Mở bài: giới thiệu được vấn đề nghi luận

2.2 Thân bài

a. Giải thích vấn đề

  • Ước mơ là những ao ước, mong muốn có được những điều không hoặc chưa có trong thực tại.
  • Ước mơ có nhiều biểu hiện và mức độ khác nhau; gắn liền với mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi trẻ.

b. Bàn luận về vấn đề

  • Ước mơ có vai trò rất quan trọng, giúp người trẻ tuổi sống lạc quan; hình thành trí tưởng tượng, sáng tạo; có động lức để phấn đấu;... đặt nền móng cho những thành công trong tương lai.
  • Khi tuổi trẻ sống thiếu ước mơ:
  • Đời sống tâm hồn trở nên nghèo nàn, xơ cứng; khả năng, năng lực tưởng tượng, sáng tạo bị hạn chế.
  • Không xác định được mục tiêu để sống; thiếu tinh thần lạc quan, thiếu động lực để phấn đấu, thiếu nghị lực để vượt qua thử thách nên khó có được những thafnhc ông trong cuộc đời.
  • Phê phán những người sống thiếu mơ ước.

(Còn tiếp)

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!