Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới gần, đây chính là thời điểm quan trọng để các bạn học sinh lớp 9 tập trung vào ôn tập. Để giúp các bạn học sinh không phải mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo TimDapAnđã sưu tầm và xin giới thiệu tới các bạn: Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Yên Sơn, Tuyên Quang năm học 2017 - 2018.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Chiêm Hóa, Tuyên Quang năm học 2017 - 2018

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm học 2017 - 2018 lần 1 (hệ chuyên văn)

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội lần 1 năm học 2017 - 2018

PHÒNG GD&ĐT YÊN SƠN ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2017 – 2018
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao nhận đề)
Đề này có 01 trang

PHẦN I: Đọc – Hiểu văn bản (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...Lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?"

(Trích Ngữ văn 9 – tập 1)

1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)

2. Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? (0,5 điểm)

3. Tìm một câu rút gọn có trong đoạn văn và chỉ rõ cách rút gọn? (1,0 điểm)

4. Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên? (2,0 điểm)

PHẦN II: Làm văn (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương.

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

PHẦN I/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Đoạn trích nằm trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân

2. Nhan đề đã thể hiện sâu sắc chủ để của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân, Làng là nơi gần gũi gắn bó với người nông dân, bởi người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng.

3

  • Câu rút gọn trong đoạn văn: Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao?
  • Bộ phận chủ ngữ được rút gọn

4. Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu sau:

  • Về hình thức: Đảm bảo kết cấu một đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp
  • Về nội dung: Trình bày được cảm nhận về tâm trạng của nhân vật ông Hai, đó là sự nửa tin, nửa ngờ của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Buộc phải tin đó là sự thật nên ông Hai lo sợ cho tương lai của những người làng Chợ Dầu đang tản cư ở khắp nơi.

PHẦN II/ LÀM VĂN

1. Yêu cầu kĩ năng

  • Biết vận dụng kĩ năng để làm bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm thơ.
  • Nêu được những nhận xét, đánh giá, sự cảm thụ riêng của người viết kết hợp với phân tích, bình giá chi tiết hình ảnh thơ đặc sắc.
  • Bố cục chặt chẽ. Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc. Sử dụng nhuần nhuyễn các phép lập luận. Bài viết có cảm xúc.
  • Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ ...

2. Yêu cầu về kiến thức

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát tác giả Viễn Phương và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
  • Nêu cảm nhận khái quát: Bài thơ thể hiện tấm lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác khi vào lăng viếng Bác bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng.

b. Thân bài: Cảm nhận chi tiết, phân tích bài thơ theo bố cục:

* Khổ thơ thứ nhất: Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác.

  • Cách dùng từ ngữ ở câu 1: từ "thăm" thay cho từ "viếng"; xưng "con - Bác" => thể hiện cảm xúc của người con xa lâu ngày mới được trở về bên Bác.
  • Hình ảnh hàng tre mộc mạc, quen thuộc, giàu ý nghĩa tượng trưng: Sức sống quật cường, truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam; phẩm chất cao quý của Bác Hồ, hình ảnh hàng tre xanh khơi nguồn cảm xúc cho tg.

* Khổ thơ thứ hai: Cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà thơ khi được hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác.

  • Phân tích hai hình ảnh sóng đôi đặc sắc: Hình ảnh "mặt trời trong lăng rất đỏ" vừa thể hiện sự vĩ đại của Bác Hồ, vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ với Bác. Hình ảnh "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" chỉ dòng người ngày ngày nối tiếp nhau đến viếng Bác như kết thành tràng hoa thành kính dâng lên người.
  • Phân tích nghệ thuật dùng từ tinh tế, gợi hình, gợi cảm qua các từ: "ngày ngày", "bảy mươi chín mùa xuân"

* Khổ thơ thứ ba: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng.

  • Hai câu thơ đầu: Diễn tả chính xác và tinh tế khung cảnh và không khí trong lăng Bác và cảm nhận hình ảnh Bác bình yên trong "giấc ngủ" giữa "một vầng trăng sáng dịu hiền".
  • Hai câu thơ sau: cảm xúc đã được bộc lộ trực tiếp, một nỗi đau, một mất mát quá lớn trước sự ra đi của Người.

* Khổ thơ cuối: Là tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi bên Bác.

  • Nhà thơ đã gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật bên lăng Bác.
  • Điệp ngữ "muốn làm": nhấn mạnh khát vọng được hóa thân và làm cho giọng thơ trở nên tha thiết hơn.
  • Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ thứ nhất đã được lặp lại ở dòng cuối cùng khép lại bài thơ với ý nghĩa "cây tre trung hiểu".

* Nhận xét khái quát lại những thành công về nghệ thuật của bài thơ:

  • Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào phù hợp với nội dung cảm xúc.
  • Thể thơ 8 chữ, cách gieo vần linh hoạt, nhịp thơ chậm diễn tả sự lắng đọng trong tâm trạng, tình cảm của nhà thơ.
  • Hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ có giá trị biểu đạt và biểu cảm cao

c. Kết bài: Khẳng định lại nội dung đã cảm nhận:

  • Viếng lăng Bác là bài thơ hay, giàu chất suy tưởng.
  • Là tiếng lòng của tất cả chúng ta với Bác Hồ kính yêu.

* Liên hệ: Suy nghĩ về sự nghiệp và tình cảm của Bác.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!