Mong muốn giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn cho kì thi vào lớp 10 tốt nhất, Tìm Đáp Án cũng gửi tới các em một đề thi thử môn Văn vào lớp 10 của trường THPT Thăng Long 2019 (lần thi thử 2) diễn ra vừa qua, chi tiết như sau:

Tham khảo thêm: de thi thu mon van vao 10

Đề thi thử vào 10 môn Văn THPT Thăng Long 2019 lần 2

TRƯỜNG THPT THĂNG LONG 

KÌ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT ĐỢT II NĂM 2019

MÔN THI: NGỮ VĂN

Ngày thi: 21 tháng 04 năm 2019 

Phần I (6,0 điểm)

Trong truyện “Những ngôi sao xa xôi, nhà văn Lê Minh Khuê cố viết:

(1) Quen rối (2) Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mình có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai. Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng,

Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thần trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khi, lao và rít vô hình trên đầu."

1. Từ “tôi" trong đoạn văn trên dùng để chỉ nhân vật nào? Nhân vật đó làm công việc gì? Tính chất của công việc đó như thế nào? (1,0 điểm). 

2. Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ đó. (1,0 điểm) 

3. Theo em câu văn “Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần" có hàm ý gì? (0,5 điểm) 

4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp, có sử dụng phép thế để làm rõ vẻ đẹp phẩm chất (được bộc lộ trong đoạn trích trên) của nhân vật “tôi”. Gạch chân những từ ngữ dùng làm phép thể. (3,5 điểm). 

Phần II (4,0 điểm) 

1. Ghi lại chính xác khổ cuối bài “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương và cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ. (1,0 điểm) 

2. Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có đoạn:

Ta làm con chim hót

Ta là một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời.

(Ngữ văn 9, tập 2 NXB Giáo Dục, tr. 55), 

Hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về nội dung tư tưởng của khổ thơ em vừa chép ở câu 1 với đoạn thơ trên. (1,0 điểm) 

3. Từ tình cảm biết ơn của nhà thơ Viễn Phương dành cho Bác khi ông vào lăng viếng Người, em suy nghĩ gì về lòng biết ơn trong xã hội ta ngày nay? Hãy trình bày ý kiến bằng đoạn vẫn có độ dài 2/3 trang giấy thi. (2,0 điểm).

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn THPT Thăng Long 2019 lần 2

Phần I (6.0 điểm) 

Câu 1

- Từ tôi trong đoạn trích chỉ Phương Định, 

- Công việc của Phương Định: Làm trinh sát mặt đường, hàng ngày chạy trên cao điểm đo khối lượng đất đá lấp hố bom, đếm số bom chưa nổ và phá bom. 

- Tính chất công việc: vô cùng gian khổ, hiểm nguy

Câu 2

- Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích là lời độc thoại nội tâm của Phương Định. 

- Qua hình thức độc thoại nội tâm, nhân vật tự bộc lộ tâm trạng trăn trở của mình một cách chân thực, tự nhiên, khách quan, sinh động. Từ đó làm nổi bật tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh vững vàng của cô trong công việc đầy hiểm nguy, 

Câu 3

Câu văn “ Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần.” 

Có hàm ý: 

+ Phương Định và đồng đội phải phá bom rất nhiều lần trong ngày.

+ Công việc của họ đầy nguy hiểm, cuộc sống vô cùng khắc nghiệt.

Câu 4

Gợi ý nội dung đoạn văn:

- Giới thiệu hoàn cảnh sống hiểm nguy, khắc nghiệt của Phương Định 

+ Cô có nhiệm vụ phá những trái bom chưa nổ. Công việc ấy diễn ra liên tục: Một ngày chúng tội phá bom đến vài lần. Ngày nào ít, ba lần " Nhiệm vụ ấy đồng nghĩa với việc Phương Định và đồng đội phải thường xuyên đối diện với tử thần, mỗi giây phút sống, thần kinh đều phải cũng như dây chão bởi bom có thể nổ bất thình lình. 

+ Khi bom nổ, cơ thể có phải chịu sức ép của trái bom: ngực đau nhói, mắt cay xè, mùi thuốc bom buồn nôn. Đất đá, mảnh bom có thể văng vào người gây thương tích bất cứ lúc nào. 

+ Với việc sử dụng những câu văn ngắn; lối tính đếm “ năm lần”, “ba lần”; hệ thống động, tính từ mạnh: vàng óc, nhói, cay, xẻ, rít , nhà văn đã khiến người đọc như được cùng nhân vật trải qua những phút giây hiểm nguy, căng thùng của việc phá bom thường xuyên ở chiến trường. Với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, đề nhân vật tự sự về chính những trải nghiệm của bản thân, nhà văn Lê Minh Khuê đã diễn tả chân thực, sinh động cảm giác chiến trận đồng thời tái hiện thành công thế giới nội tâm phong phú của Phương Định. 

- Vẻ đẹp của Phương Định: 

+ Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Trong hoàn cảnh khốc liệt bom rơi, đạn nổ, sự sống ngàn cân treo sợi tóc, Phường Định có nghĩ tới cái chết nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể.”. Điều cỗ quan tâm là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai".

Qua dòng độc thoại nội tâm nhân vật, với các câu hỏi tu từ liên tiếp, tác giả cho thấy Phương Định luôn đạt hiệu quả công việc phá bom lên trên tính mạng của bản thân mình. Với cô hoàn thành nhiệm vụ là quan trọng nhất. 

+ Bản lĩnh vững vàng, dũng cảm, kiên cường.

Phương Định kể: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phả bom năm lần. Ngày nào ít: ba lần". Hình thức câu rút gọn"Quen rồi.”, “Ngày nào ít: ba lần. không chỉ tô đậm tính chất hiểm nguy trong công việc mà còn làm nổi bật làm thế ung dung, bình thản trước gian lao của Phương Định. Dù cái chết đe dọa thường xuyên cũng không làm cô nao núng.

Khi phá bom, trong lúc chờ bom nổ, Phương Định không tránh khỏi hồi hộp, lo lắng: “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?". Nỗi lo khiến "mồ hôi” cô vã ra “thấm vào mỗi mằn mặn” nhưng không ai làm Phương Định rối trí, cô bình tĩnh tự nhắc bản thân cẩn trọng: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền.

=> Chỉ một đoạn văn ngắn nhưng bằng cách kế tự nhiên, ngôn ngữ chọn lọc, đan xen lời kể với độc thoại nội tâm, tác giả đã khắc họa thành công vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Phương Định. Đó cũng là vẻ đẹp tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ, cứu nước.

Phần II (4.0 điểm) 

Câu 1

- Khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác”:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ năm 1976, khi đó đất nước đã thống nhất, lăng Bác vừa khánh thành, Viễn Phương từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Trong niềm xúc động, nhớ thương Bác, ông đã viết bài thơ này.

Câu 2. Nêu được điểm tương đồng và khác biệt sau về nội dung tư tưởng

- Tương đồng

Hai nhà thơ đều muốn hóa thân vào những sự vật nhỏ bé gần gũi, quen thuộc nhưng hữu ích: con chim, cành hoa, đóa hoa, cây tre để bày tỏ một cách chân thành, tha thiết ước nguyện sống đẹp. Đó là lẽ sống đáng trân trọng. 

- Khác biệt

  • Bài “Mùa xuân nho nhỏ" viết về đề tài đất nước. Đoạn thơ là lời tâm nguyện sông công hiện những gì tinh túy của cuộc đời tác giả cho mùa xuân đất nước, cho cuộc đời chung rộng lớn.
  • Bài Viếng lăng Bác" viết về đề tài lãnh tụ. Khổ thơ cuối là lời ước nguyện được ở gần bên Bác. Ước nguyện đó thể hiện tình cảm kính yêu Bác của Viễn Phương. 

Câu 3

- Giải thích: Biết ơn là ghi nhớ, trân trọng những gì ta nhận được từ người khác.

- Biểu hiện lòng biết ơn trong xã hội ngày nay: Phong phú, đa dạng 

+ Con cháu hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. 

+ Thế hệ đi sau luôn ghi nhớ công lao cống hiến, hi sinh trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước của các thế hệ đi trước bằng hoạt động đền ơn đáp nghĩa: quan tâm, chăm Sóc, hỗ trợ thương binh, gia đình liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng...; xây dựng đền đài tưởng niệm công ơn...; hằng năm tổ chức các ngày lễ: Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/3, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7...; xây dựng, trùng tu các di tích lịch sử, các viện bảo tàng, nghĩa trang liệt sĩ... 

+ Học trò tri ân công lao của thầy cô.

Vai trò của lòng biết ơn: Giúp con người giữ gìn lối sống đẹp: ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn: xoa dịu nỗi đau chiến tranh, đem đến niềm vui nhân ái; bồi đắp vẻ đẹp thiện lương...Sống biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, tin tưởng... 

- Phê phán hiện tượng sống vô ơn bạc nghĩa của một số người trong xã hội hiện nay.

- Bài học: 

+ Biết ơn là tình cảm cao đẹp của con người, cần luôn được bồi đắp 

+ Có ý thức giữ gìn, phát huy những thành quả mà cha anh đã dựng xây, bảo vệ.... 

Tham khảo bài văn mẫu sau: Nghị luận về lòng biết ơn với các thế hệ cha anh

-/-

Trên đây là nội dung đề thi và đáp án thi thử vào 10 môn Văn của trường THPT Thăng Long lần 2 năm 2019, mong rằng đây là tài liệu bổ ích giúp các em ôn luyện kiến thức thi vào lớp 10 sắp tới, đừng quên xem các đề thi thử vào 10 khác của các trường, các tỉnh trên cả nước do Tìm Đáp Án tổng hợp em nhé!