SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
|
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013
|
ĐỀ THI:
Câu 1 (4 điểm)
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về "Điểm tựa".
Câu 2 (6 điểm)
Phân tích sự thể hiện của bút pháp lãng mạn trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao ở tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
Câu 1 (4 điểm)
Học sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau song cần hợp lý, chặt chẽ và làm rõ được các ý chính sau:
1. Giải thích (1 điểm)
- "Điểm tựa" là gì? Có thể hiểu theo nghĩa đen, nghĩa bóng như thế nào? (Nơi làm chỗ dựa chính cho hoạt động nào đó => Những giá trị bền vững giúp con người nhờ đó mà vững vàng hơn trong sinh tồn và phát triển ...).
- Có thể có những loại "điểm tựa" gì?
2. Bàn luận (2điểm)
- Mỗi người trong cuộc sống có cần "điểm tựa" không? Vì sao?
- Ý nghĩa của "điểm tựa"? Có thể xem "điểm tựa" nào là quan trọng nhất?
- Thái độ của con người đối với "điểm tựa" như thế nào?
- Phân biệt "điểm tựa" với "điểm dựa"?
3. Bài học nhận thức và hành động (1điểm)
Câu 2 (6 điểm)
1. Mở bài (0.5 điểm)
2. Thân bài (5 điểm)
a. Khái niệm và biểu hiện của bút pháp lãng mạn (0.5 điểm)
- Khái niệm: Là hệ thống những phương tiện, biện pháp, cách thức thể hiện cái nhìn lãng mạn của nhà văn trước cuộc đời (cái nhìn mang đậm màu sắc chủ quan đầy cảm xúc)...
- Biểu hiện: Nhà văn thường chú trọng việc xây dựng những tương quan đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh; có xu hướng tìm đến những yếu tố phi thường, kì lạ; sự thể hiện của hình ảnh nhà văn qua nhân vật ...
b. Phân tích những biểu hiện của bút pháp lãng mạn trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao của Nguyễn Tuân (4 điểm)
- Đặt nhân vật trong một tình huống kì lạ: Cuộc gặp gỡ của Huấn Cao - quản ngục, hai con người ở thế đối lập nhau về phương diện xã hội nhưng lại là những người có tâm hồn đồng điệu về phương diện nghệ thuật.
- Khắc họa tính cách kì lạ, vẻ đẹp phi thường, lý tưởng ở Huấn Cao (con người nghệ sĩ tài hoa; người anh hùng có khí phách hiên ngang, bất khuất; con người có thiên lương cao đẹp)
- Khắc họa cảnh tượng "xưa nay chưa từng có" để làm nổi bật sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng ở hình tượng Huấn Cao
- Sử dụng triệt để nghệ thuật tương phản với những chi tiết đặc sắc để làm nổi bật vẻ đẹp kì lạ ở nhân vật
- Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện rõ quan niệm về cái đẹp, tài năng, tấm lòng của mình
c. Đánh giá (0.5 điểm)
- Với bút pháp lãng mạn, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao
- Với bút pháp lãng mạn, Nguyễn Tuân đã làm nên một tác phẩm có giá trị lớn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật; đem đến sức hấp dẫn với độc giả...
3. Kết bài (0.5 điểm)