Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017 gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10, được các thầy cô biên soạn bám sát với nội dung kiến thức SGK Lịch sử lớp 10 trong nửa đầu học kì 2. Đề thi có đáp án đi kèm, mời các em cùng tham khảo.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 10

25 câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 (Có đáp án)

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Đào Duy Từ, Thanh Hóa năm học 2014 - 2015

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
-----------

KỲ THI KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 10
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi gồm: 04 trang.

Mã đề thi 132

Câu 1: Ở nước ta "loạn 12 sứ quân" diễn ra trong thời điểm lịch sử nào?

A. Cuối thời Ngô B. Cuối thời Đinh C. Đầu thời Ngô D. Đầu thời Đinh

Câu 2: Người kế tục Lý Nam Đế lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược vào năm 545 là ai?

A. Lý Tự Tiên B. Lý Phật Tử C. Lý Thiên Bảo D. Triệu Quang Phục

Câu 3: Quân đội dưới thời Lý Trần bảo vệ nhà vua và kinh thành được gọi là gì?

A. Cấm quân B. Ngoại binh C. Lộ binh D. Kỵ binh

Câu 4: Xếp theo thứ tự thời gian tên anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI:

A. Trần Hưng Đạo - Ngô Quyền - Lê Hoàn B. Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Hoàn

C. Ngô Quyền - Lê Hoàn - Trần Hưng Đạo D. Lê Hoàn - Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo

Câu 5: Trần Thái Tông viết hai câu thơ:

"Người lính già đầu bạc
Kể mãi chuyện Nguyên Phong"

Để nói về chiến công oanh liệt chống quân xâm lược nào?

A. Mông Cổ (1258) B. Nhà Minh (1427)

C. Nhà Nguyên (1288) D. Nhà Tống (1075-1077)

Câu 6: Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, cuộc chiến tranh tương tàn trong lịch sử nước ta kéo dài gần nửa thế kỉ. Đó là khoảng thời gian nào?

A. 1545 - 1592 B. 1627 - 1672 C. 1672 - 692 D. 1592 - 1672

Câu 7: Các vua thời Lê - Lý hàng năm thường về các địa phương để làm gì?

A. Làm lễ cày tịch điền.

B. Cùng nông dân làm công tác thủy lợi.

C. Kiểm tra lại việc ban cấp ruộng đất cho nông dân.

D. Làm lễ cày ruộng công điền.

Câu 8: Xã hội có giai cấp xuất hiện khi nào?

A. Vai trò của người đàn ông được nâng cao. B. Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện.

C. Con cái lấy theo họ bố. D. Trong xã hội xuất hiện giàu nghèo.

Câu 9: Hãy sắp xếp tên các triều đại phong kiến nước ta theo thứ tự thời gian:

A. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn

B. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Lê Sơ, Hồ, Nguyễn

C. Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Ngô, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn

D. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn

Câu 10: Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào của nhà Lý?

A. Vua Lý Thái Tổ B. Vua Lý Thái Tông

C. Vua Lý Thánh Tông D. Vua Lý Nhân Tông

Câu 11: Trong thời gian tồn tại nhà Mạc đã làm được gì cho đất nước?

A. Củng cố được chính quyền từ trung ương tới địa phương.

B. Dẹp yên các thế lực phong kiến, đưa đất nước tránh khỏi sự cát cứ, chia cắt.

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 12: Ai là người lập ra nhà Minh?

A. Chu Nguyên Chương B. Lý Tự Thành

C. Lưu Bang D. Lý Uyên

Câu 13: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là gì? Do ai ban hành?

A. Quốc triều hình luật. Do Lê Thánh Tông ban hành.

B. Hình luật. Do Lý Thánh Tông ban hành.

C. Hoàng triều luật lệ. Do Lý Thánh Tông ban hành.

D. Luật Hồng Đức. Do Lê Thánh Tông ban hành.

Câu 14: Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hóa nào?

A. Văn hóa Đồng Nai B. Văn hóa Đông Sơn C. Văn hóa Sa Huỳnh D. Văn hóa Oc-Eo

Câu 15: "Dưới bầu trời rộng lớn không có nơi nào là không phải đất của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ không người nào không phải thần dân của nhà vua". Câu nói trên được thể hiện trong quốc gia cổ đại nào ở phương Đông?

A. Ai Cập B. Trung Quốc C. Việt Nam D. Ấn Độ

Câu 16: Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Ai là người lãnh đạo trong phong trào Tây Sơn?

A. Phủ Quy Nhơn. Lãnh đạo là Nguyễn Huệ

B. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc

C. Tây Sơn trung đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ

D. Tây Sơn thượng đạo. Lãnh đạo là 3 anh em Tây Sơn

Câu 17: Họ Nguyễn (Nguyễn Hoàng) vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố chính quyền thống trị ở Thuận Hóa nhằm mục đích gì?

A. Củng cố thế lực họ Nguyễn ở Nam triều.

B. Thoát li dần sự lệ thuộc vào họ Trịnh.

C. Thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh.

D. Sẵn sàng chống lại thế lực họ Trịnh.

Câu 18: Tổ chức xã hội đầu tiên của xã hội loài người là gì?

A. Bầy người B. Cộng đồng C. Thị tộc và bộ lạc D. Công xã

Câu 19: Tôn giáo nào trước đây bị nhà nước Lê Sơ hạn chế thậm chí cấm đoán, đến thế kỷ XVI-XVIII có điều kiện phục hồi và phát triển?

A. Thiên chúa giáo B. Phật giáo, đạo giáo

C. Ấn độ giáo, hồi giáo D. Phật giáo, thiên chúa giáo

Câu 20: Bốn phát minh quan trọng của người Trung Quốc là:

A. Giấy, kĩ thuật in, lụa, thuốc súng B. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng

C. Dệt vải, lụa, la bàn, giấy D. Kĩ thuật in, la bàn, dệt vải, giấy

Câu 21: Tổ chức xã hội từ thấp đến cao của loài người nguyên thủy là:

A. Công xã - bầy đàn - thị tộc - bộ lạc B. Thị tộc - bầy đàn - bộ lạc - công xã

C. Bầy đàn - bộ lạc - thị tộc - công xã D. Bầy đàn - thị tộc - bộ lạc - công xã

Câu 22: Theo Ăng - ghen, những yếu tố nào giúp chuyển biến hẳn từ vượn sang người?

A. Biết sử dụng kim loại B. Lao động và ngôn ngữ

C. Lửa và cung tên D. Biết trồng trọt và chăn nuôi

Câu 23: Vị vua đầu tiên thời nhà Trần là ai?

A. Trần Thái Tông (Trần Cảnh) B. Trần Anh Tông (Trần Thuyên)

C. Trần Thánh Tông (Trần Hoàng) D. Trần Nhân Tông (Trần Khâm)

Câu 24: Đặc điểm của người tinh khôn là gì?

A. Là người tối cổ tiến bộ. B. Vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người.

C. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người. D. Đã biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.

Câu 25: Việc giữ lửa trong tự nhiên và tạo ra lửa là công lao của:

A. Người tinh khôn B. Người Vượn cổ C. Người hiện đại D. Người tối cổ

Câu 26: Khoảng 6 triệu năm trước đây xuất hiện loài người như thế nào?

A. Người tinh khôn B. Loài Vượn cổ C. Loài vượn người D. Người tối cổ

Câu 27: Vì sao ở thế kỉ XVI - XVII, ở nước ta có sự hình thành và hưng khởi của các đô thị?

A. Do thương nhân nước ngoài vào nước ta quá nhiều.

B. Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh - Nguyễn.

C. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

D. Do nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển.

Câu 28: Đặc điểm của cuộc "cách mạng đá mới" là gì?

A. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.

B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.

C. Con người đã biết sử dụng kim loại.

D. Con người biết sử dụng đá mới để làm công cụ.

Câu 29: Sau khi làm chủ được vùng đất từ Quảng Nam trở vào, nhiệm vụ mới của quân Tây Sơn là làm gì?

A. Tiến quân ra Bắc hội với quân vua Lê để đánh chúa Trịnh

B. Tiến quân ra Bắc để đánh đổ chính quyền vua Lê - Chúa Trịnh, thực hiện thống nhất đất nước

C. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh

D. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập vương triều Tây Sơn

Câu 30: Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân xâm lược Xiêm vào năm 1785?

A. Chiến thắng ở phủ Quy Nhơn B. Chiến thắng ở thành Gia Định

C. Chiến thắng ở Rạch Gầm - Xoài Mút D. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Câu 31: Trong quá trình phát triển chung của lịch sử nhân loại, cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng đồng thau sớm nhất?

A. In-đô-nê-xi-a, Đông phi B. Trung Quốc, Việt Nam

C. Tây Á, Ai Cập D. Tất cả các vùng trên

Câu 32: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm bùng nổ phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài đầu thập niên 40 của thế kỉ XVIII?

A. Nông dân bị chấp chiếm, cướp đoạt hết ruộng đất.

B. Nông dân bị chế độ thuế, lao dịch, binh dịch nặng nề.

C. Nông dân bị nạn hạn hán, lụt lội, vỡ đê làm mất mùa xảy ra liên tiếp.

D. Nông dân muốn thoát khỏi sự ràng buộc chế độ phong kiến Đàng Ngoài.

Câu 33: Nền kinh tế chính của các cư dân Phương Đông cổ đại là

A. Làm gốm B. Thủ công nghiệp C. Thương mại D. Nông nghiệp

Câu 34: Vào các thế kỉ XV-XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế?

A. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.

B. Những cuộc khám phá vùng đất mới ở Mĩ.

C. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật.

D. Đã tìm ra la bàn để đi biển.

Câu 35: Thời Lý - Trần - Hồ quan hệ nước ta với phương Bắc như thế nào?

A. Giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn.

B. Giữ thái độ mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

C. Hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi.

D. Giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập.

Câu 36: Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim loại, nhất là đồ sắt?

A. Đưa năng suất lao động tăng lên

B. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng

C. Khai khẩn được đất bỏ hoang

D. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa

Câu 37: Đầu thế kỉ XV, các thợ quan xưởng dưới sự chỉ đạo của ai đã chế tạo được súng thần công và đóng được thuyền chiến có lầu?

A. Hồ Nguyên Trừng B. Lê Thánh Tông C. Lý Thánh Tông D. Hồ Quý Ly

Câu 38: Vị tướng nhà Hán đã nếm lấy thất bại trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, phải chạy về nước. Đó là ai?

A. Tích Quang B. Thoát Hoan C. Lưu Hoằng Tháo D. Tô Định

Câu 39: Xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông gồm mấy tầng lớp

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 40: Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa thời nào?

A. Thời nhà Triệu B. Thời nhà Hán

C. Thời nhà Hán, Đường D. Thời nhà Tống, Đường

----------- HẾT ----------

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh .......................................................................................... SBD .................

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10

1

A

11

D

21

D

31

C

2

D

12

A

22

B

32

B

3

A

13

B

23

A

33

D

4

C

14

D

24

C

34

A

5

A

15

B

25

D

35

D

6

B

16

D

26

B

36

D

7

A

17

C

27

C

37

A

8

B

18

C

28

A

38

D

9

A

19

B

29

B

39

C

10

C

20

B

30

C

40

C

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm