Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 10
Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2014 - 2015 là đề thi giữa học kì II môn Sử lớp 10 nhằm đánh giá chất lượng học sinh trong nửa đầu học kì II. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ năm học 2014-2015
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Đào Duy Từ, Thanh Hóa năm học 2014 - 2015
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀ MAU TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN |
KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN LỊCH SỬ 10 |
Câu 1 (4,0 điểm)
Những thành tựu giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật nước ta thế kỷ XVI-XVIII?
Câu 2 (3,0 điểm)
Trình bày các cuộc kháng chiến chống Tống của nhân dân ta thế kỷ X-XV?
Câu 3 (3,0 điểm)
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ. Đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông?
Đáp án đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 10
Câu 1:
- Giáo dục:
- Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
- Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
- Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
- Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
- Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển kinh tế.
- Văn học:
- Nho giáo suy thoái → Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan
- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.
- Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
- Nghệ thuật:
- Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước.
- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.
- Khoa học - kỹ thuật:
- Sử học: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên...
- Địa lý: Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.
- Quân sự: Hổ trướng khu cơ.
- Triết học: tập sách Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.
- Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
- Đúc súng đại bác theo phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.
Câu 2:
a. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê:
- Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.
- Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
- Thắng lợi nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.
b. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077):
- Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.
- Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.
- Năm 1075 Quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liên, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.
- Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
- Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt → ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.
Câu 3:
- Chính quyền trung ương:
Vua → 6 Bộ
→ Ngự sử đài
→ Hàn lâm viện
- Chính quyền địa phương:
- Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti (Đô ti, thừa ti, hiến ti).
- Dưới đạo là: Phủ, Huyện, Châu, Xã.
→ Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.