Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học lớp 5

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 5 môn Khoa học là tài liệu ôn tập rất tốt dành cho học sinh lớp 5 tham khảo, củng cố lại kiến thức môn Khoa học. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn đạt kết quả tốt trong học tập, sẵn sàng cho kì thi cuối học kì I sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC - LỚP 5 HỌC KÌ I

1/ Hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất.

a/ Tuổi dậy thì là gì?

Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất.

Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tinh thần.

Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tình cảm và mối quan hệ xã hội.

X Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và các mối quan hệ xã hội.

b/ Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được?

Làm bếp giỏi. X Mang thai và cho con bú.

Chăm sóc con cái. Thêu, may giỏi.

c/ Bệnh nào dưới đây có thể lây qua đường sinh sản và đường máu?

Sốt xuất huyết. Sốt rét. Viêm não. X AIDS.

d/ Để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hoả, người ta sử dụng vật liệu nào?

Nhôm. X Thép. Đồng. Gang.

e/ Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà, người ta sử dụng vật liệu nào?

Thuỷ tinh. X Gạch. Ngói. Chất dẻo.

g/ Để dệt thành vải may quần áo, chăn màn, người ta sử dụng ?

X Tơ sợi. Chất dẻo. Cao su.

h/ Để sản xuất xi măng, người ta sử dụng vật liệu nào?

Nhôm. X Đá vôi. Đồng. Gang.

i/ Chất dẻo được làm ra từ:

Cao su. Nhựa. Nhôm. X Than đá và dầu mỏ.

2/ Sử dụng mũi tên nối các khung chữ với nhau để tạo ra các sơ đồ có nội dung sau:

Cách phòng tránh bệnh sốt rét.

3/ Theo em, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu? Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ?

  • Cách phòng: Không tiêm chích ma tuý; không dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu, bấm móng tay và những đồ vật dễ dính máu; không chơi nghịch những đồ vật sắc nhọn, kim tiêm đã sử dụng,...; sống chung thuỷ;...
  • Thái độ: Không xa lánh, kì thị; cần gần gũi an ủi, động viên giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần.

4/ Hãy đánh dấu x vào ô trống trước các câu trả lời đúng.

a/ Ở tuổi dậy thì cần:

X Giữ vệ sinh thân thể. Sử dụng các chất gây nghiện như: rượu, bia, thuốc lá,...

X Ăn uống đủ chất. X Không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh.

X Luyện tập thể dục, thể thao.

Không xem phim ảnh hoặc sách báo về dinh dưỡng, sức khoẻ.

b/ HIV lây truyền qua:

c/ Đồng được sử dụng làm

5/ Khi mua thuốc chúng ta cần lưu ý điều gì?

(Đọc kĩ thông tin, hạn sử dụng, nơi sản xuất, tác dụng và cách dùng.)

6/ Chỉ nên dùng thuốc khi nào?

Chỉ nên dùng thuốc khi thật cần thiết, khi biết chắc cách dùng và liều dùng; khi biết nơi sản xuất, hạn sử dụng và tác dụng phụ của thuốc (nếu có).

7/ Nối tên tơ sợi với nguồn gốc:

8/ Để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể, bạn chọn cách nào dưới đây? Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. (Đánh số 1,2,3 vào ô trống)

2. Uống vi-ta-min.

3. Tiêm vi-ta-min.

1. Ăn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min.

9/ Giữa nam và nữ có sự khác nhau cơ bản nào?

(Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.)

10/ Phụ nữ có thai cần tránh những việc nào sau đây?

Ăn uống đủ chất, đủ lượng.

Giữ cho tinh thần thoải mái.

Sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá.

Đi khám định kì: 3 tháng 1 lần.

Chọn: Sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá.

11/ Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng thời gian nào? (10 đến 15 tuổi.)

12/ Em hiểu tuổi vị thành niên là gì?

Em hiểu tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, được thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.

13/ Nêu cách nhận biết đá vôi? (Nhỏ vài giọt a-xít nếu có sủi bọt là đá vôi).

14/ Khi sử dụng xi măng trong xây dựng cần lưu ý điều gì?

Vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu.

15/ Nêu 2 lí do không nên hút thuốc lá?

Dẫn đến ung thư phổi, ảnh hưởng đến sức khoẻ cho bản thân và những người xung quanh,…

16/ Nêu 4 việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ?

- Tìm hiểu, học tập để biết rõ về luật giao thông đường bộ.

- Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ (đi đúng phần đường và đội mũ bảo hiểm theo quy định).

- Thận trọng khi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu.

- Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường.

17/ Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

a. Vữa xi măng được tạo bởi những gì?

A/ Cát và nước

B/ Xi măng và cát

C/ Xi măng trộn với cát và nước

Chọn C

b. Bệnh nào không do muỗi truyền ?

A/ Sốt rét.

B/ Viêm gan A.

C/ Sốt xuất huyết.

D/ Viêm não.

Chọn B

c/ Khi có người rủ em làm những việc có hại cho sức khỏe, em không nên làm gì?

A/ Vội vàng nhận lời vì sợ người đó giận.

B/ Giải thích các lí do khiến em không muốn làm việc đó.

C/ Nói rõ với họ là em không muốn làm việc đó.

Chọn A

d/ Rượu, bia, thuốc lá, ma túy là những chất gì?

A/ Gây nghiện.

B/ Vừa kích thích, vừa gây nghiện.

C/ Kích thích.

Chọn B

18/ Nên làm gì để phòng bệnh viêm gan A?

Ăn chín, uống nước đã đun sôi; rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.

19/ Muốn giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì, cần phải làm gì?

Thường xuyên tắm giặt, rửa mặt, gội đầu, thay quần áo; đặc biệt phải thay quần áo lót, rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và xà phòng tắm hàng ngày.

Câu 20: HIV là: Một loại vi rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể bị suy giảm.
*HIV có thể lây qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.

Câu 21: Để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại, cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ,...
  • Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
  • Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
  • Không đi nhờ xe người lạ.
  • Không đề người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình,...

Câu 22: Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:

  • Chơi trò chơi, để xe cộ, đi bộ dưới lòng đường.
  • Lấn chiếm vỉa hè
  • Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
  • Phóng nhanh vượt ẩu.
  • Vượt đèn đỏ.
  • Đi dàn hàng ngang trên đường
  • Chở hàng hóa cồng kềnh.
  • Nghe điện thoại, uống rượu, bia khi tham gia giao thông....

Để thực hiện an toàn giao thông, chúng ta phải: Tuân theo các quy tắc của luật giao thông đã quy định.

Câu 23: Tính chất của đồng: Đồng rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kì hình dạng nào. Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.

Một số đồ dùng được làm bằng đồng: Nồi, mâm, chậu, kèn, cồng, chiêng, chuông, tượng, lõi dây điện,...

Câu 24: Nhôm có những tính chất: Là kim loại màu trắng, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng, có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên một số a-xít có thể ăn mòn nhôm. Nhôm có tính dẫn nhiệt, dẫn điện.

Một số đồ dùng được làm bằng nhôm: ấm đun nước, nồi, chậu, thìa, mâm, cặp lồng, khung cửa sổ, nan hoa xe đạp, hộp xích xe máy,...

Câu 25: Xi măng có tính chất: Xi măng là dạng bột mịn, có màu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng). Khi trộn với một ít nước, xi măng không tan mà trở nên dẻo và rất chóng bị khô, kết thành tảng, cứng như đá.

Một số nhà máy xi măng ở nước ta: Xi măng Yên Bình (Yên Bái), xi măng Hoàng Thạch (Hải Dương), xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), xi măng Bút Sơn (Hà Nam), xi măng Tam Điệp (Ninh Bình), xi măng Hoàng Mai (Nghệ An), xi măng Hải Phòng,...

Câu 26: Thủy tinh có những tính chất: Thủy tinh trong suốt, không gỉ, cứng, nhưng dễ vỡ. Thủy tinh không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.

*Một số đồ dùng được làm bằng thủy tinh: Bóng điện, mắt kính, ly, cốc, chai, lọ hoa, bình, kính máy ảnh, ống nhòm,...

Câu 27: Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên. Nó được làm từ dầu mỏ và than đá.

*Tính chất chung của chất dẻo là: Cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.

Đề chuẩn bị cho bài thi học kì 1 lớp 5 đạt kết quả cao, các bạn học sinh tham khảo chi tiết: Câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập học kì 1 môn Khoa học lớp 5

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm