Ôn thi vào lớp 10 môn toán

Ôn thi vào lớp 10 môn toán với Các dạng toán hình học thường gặp khi thi vào lớp 10 tổng hợp 50 bài toán hình học lớp 9 với nhiều dạng bài khác nhau. Đây sẽ là tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Toán tuyệt vời cho các em học sinh lớp 9 đang chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp tới. Mời các em tham khảo.

Tìm Đáp Án. com xin giới thiệu tài liệu "Các dạng toán hình học thi vào lớp 10". Tài liệu này  tổng hợp 50 bài toán hình học lớp 9 với nhiều dạng bài khác nhau, giúp các bạn học sinh có thể tự ôn luyện để chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 sắp tới.

21 Đề thi vào lớp 10 môn Toán

Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn các tỉnh năm học 2014 - 2015

Tổng hợp đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh các tỉnh

ÔN THI VÀO LỚP 10: TOÁN HÌNH HỌC:

CÁC BÀI TOÁN HÌNH HỌC LỚP 9

Câu 1: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O). Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H và cắt đường tròn (O) lần lượt tại M, N, P.

Chứng minh rằng:

  1. Các tứ giác AEHF nội tiếp.
  2. Bốn điểm B, C, E, F cùng nằm trên một đường tròn.
  3. AE.AC = AH.AD; AD.BC = BE.AC.
  4. H và M đối xứng nhau qua BC.
  5. Xác định tâm đường tròn nội tiếp tam giác DEF.

Câu 2: Cho tam giác cân ABC (AB = AC), các đường cao AD, BE cắt nhau tại H. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AHE.

  1. Chứng minh tứ giác CEHD nội tiếp.
  2. Bốn điểm A, E, D, B cùng nằm trên một đường tròn.
  3. Chứng minh ED = ½ BC.
  4. Chứng minh DE là tiếp tuyến của đường tròn (O).
  5. Tính độ dài DE biết DH = 2 cm, AH = 6cm.

Bài 3: Cho nửa đường tròn đường kính AB = 2R. Từ A và B kẻ hai tiếp tuyến Ax, By. Qua điểm M thuộc nửa đường tròn kẻ tiếp tuyến thứ ba cắt các tiếp tuyến Ax, By lần lượt ở C và D. Các đường thẳng AD và Bc cắt nhau tại N.

  1. Chứng minh AC + BD = CD.
  2. Chứng minh ∠COD = 90ᴼ.
  3. Chứng minh AC. BD = AB²/4
  4. Chứng minh OC // BM.
  5. Chứng minh AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD.
  6. Chứng minh MN ┴ AB.
  7. Xác định vị trí của M để chu vi tứ giác ABCD đạt giá trị nhỏ nhất.

Câu 4: Cho tam giác cân ABC (AB = AC), I là tâm đường tròn nội tiếp, K là tâm đường tròn bàng tiếp góc A, O là trung điểm của IK.

  1. Chứng minh B, C, I, K cùng nằm trên một đường tròn.
  2. Chứng minh AC là tiếp tuyến của đường tròn (O).
  3. Tính bán kính đường tròn (O). Biết AB = AC = 20 cm, BC = 24 cm.
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!