Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2016 - 2017 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu để củng cố kiến thức, luyện đề môn Ngữ văn thi vào lớp 10. Tài liệu cung cấp các dạng đề đa dạng, phong phú sẽ giúp các em chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi tuyển sinh vào THPT.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn sở GD&ĐT Hải Phòng năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn sở GD&ĐT Bình Phước năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn sở GD&ĐT Thanh Hóa năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Tp. Hồ Chí Minh năm 2016 - 2017
Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2016 - 2017 Sở GD-ĐT Hà Nội
PHẦN 1 (4 ĐIỂM)
Câu 1: Thí sinh nêu đúng:
- 2 yếu tố làm nên phong cách Hồ Chí Minh (dân tộc - quốc tế, truyền thống - hiện đại...). (0,75đ)
- Tình cảm kính yêu (hoặc những từ ngữ có ý ngưỡng mộ, ngợi ca...). (0,25đ)
Câu 2: 2 danh từ được dùng như tính từ (Việt Nam, phương Đông). (0,5đ)
Tác dụng: nhấn mạnh yếu tố truyền thống trong phong cách Hồ Chí Minh (0,5đ)
Câu 3: Nội dung: có những suy nghĩ, thái độ, hành động... thể hiện trách nhiệm đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển trên cơ sở hiểu biết đúng giá trị và bao quát được tình hình thực tiễn; từ đó có những liên hệ cần thiết... (1,5đ)
Hình thức: có thể là đoạn văn (tự chọn kiểu lập luận) hoặc bài văn nghị luận ngắn, có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động, độ dài theo qui định,... (0,5đ)
Lưu ý: Khuyến khích HS có suy nghĩ riêng, tuy nhiên lí giải phải hợp lí, thuyết phục. Phần nêu trách nhiệm cần chân thành. Không cho điểm đoạn (bài) có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Nếu đoạn (bài) văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,5 điểm.
PHẦN 2:
Câu 1: Thí sinh nêu đúng hoàn cảnh sáng tác (tác giả đang đi học ở nước ngoài). (0,5đ)
Câu 2: Thời điểm nạn đói khủng khiếp năm 1945. (0,5đ)
Tác dụng: nhấn mạnh cái đói kéo dài gây suy kiệt nặng nề..., sự xót thương, âm điệu (1,5đ)
Câu 3: Mở đoạn: đạt yêu cầu về hình thức, nội dung. (0,5đ)
Thân đoạn: biết bám vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (tách câu, số từ, điệp từ, câu hỏi tu từ...) có dẫn chứng, lí lẽ để làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà: (2,5đ)
- Thực tại trưởng thành và cuộc sống đủ đầy của cháu...
- Nỗi nhớ bà (gắn liền với bếp lửa) thường trực, khôn nguôi...
# Đúng ý, diễn đạt được song ý chưa thật sâu (1,5đ)
# Diễn xuôi ý thơ, dài dòng, còn mắc một vài lỗi diễn đạt (1,0đ)
# Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt (0,5đ)
# Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém... (0,25đ)
Giám khảo căn cứ vào mức điểm trên để cho các điểm còn lại.
- Có sử dụng đúng phép nối để liên kết (gạch dưới). (0,5đ)
- Có câu bị động đúng (gạch dưới). (0,5đ)
Nếu đoạn văn quá dài (quá ngắn) hoặc nhiều đoạn (sai kiểu đoạn) trừ 0,5 điểm.
Câu 4: Thí sinh nêu đúng tên 1 tác phẩm khác (có ghi tên tác giả) viết về tình cảm bà cháu trong chương trình. (0,5đ)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI ĐỀ THI CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi này có 01 trang, gồm 04 câu) |
Câu 1: (1,00 điểm)
Xác định và nên tác giả của phép tu từ chính trong đoạn thơ dưới đây:
Sớm mai mây ghé chòi canh
Trưa vàng mây đến lượn quanh đàn gà
Xế chiều mây đâu vườn hoa
Đêm trăng mây lại vào nhà vấn vương
(Lưu Trùng Dương)
Câu 2: (1.00 điểm)
Cho ngữ liệu sau:
Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
(Đoàn Thị Điềm)
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lên trắng điểm một vài bông hoa
(Nguyễn Du)
Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ xanh
Câu 3: (3.00 điểm)
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
3.1 Chép chính xác hai dòng thơ tiếp theo.
3.2. Đoạn thơ vừa hoàn thành nằm trong đoạn trích nào? Tác giả là ai?
3.3. Trình bày bút phát nghệ thuật và nội dung chính của đoạn trích chứa đoạn thơ trên.
Câu 4: (5.00 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.