Xã hội cổ đại phương Đông

Nhu cầu của công tác trị thuỷ các dòng sông và xây dựng các công trình thuỷ lợi đã khiến những người nông dân ở những vùng này gắn bó và ràng buộc với nhau trong khuôn khổ của công xã nông thôn.


3. Xã hội cổ đại phương Đông

- Nhu cầu trị thuỷ đã khiến những người nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong khuôn khổ của công xã nông thôn. Các thành viên của công xã được gọi là nông dân công xã.

- Nông dân công xã: bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

- Giai cấp thống trị: đứng đầu là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ. Đó là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo hoặc quản lí bộ máy nhà nước, địa phương... Họ sống giàu sang bằng sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và do chức vụ đem lại.

- Nô lệ: là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ có nguồn gốc là những tù binh bị bắt trong chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ. Họ chuyên làm các việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.

Bài giải tiếp theo
Chế độ chuyên chế cổ đại
Văn hóa cổ đại phương Đông
Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?
Hãy nêu các ngành kinh tế chính ở khu vực này.
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành tại đâu và từ bao giờ?
Hãy trình bày vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông.
Ở các nước phương Đông, vua có những quyền gì?
Tại sao gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại ?
Hãy cho biết những thành tựu văn hoá lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước ? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì ?

Video liên quan



Từ khóa