Chế độ chuyên chế cổ đại

Nhờ sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, các cư dân phương Đông đã sớm bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước ngay từ buổi đầu của thời đại đồ đồng.


4. Chế độ chuyên chế cổ đại

- Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà.

- Xã hội có giai cấp hình thành từ liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi.

=> Nhà nước lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Cơ cấu bộ máy nhà nước mang tính chất một nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.

- Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế - người Ai Cập gọi là Pharaôn (cái nhà lớn), người Lưỡng hà gọi là Enxi (người đứng đầu), Trung Quốc gọi là Thiên Tử (con trời).

- Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai cập), Thừa tướng (Trung Quốc), họ thu thuế, xây dựng các công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.

Bài giải tiếp theo
Văn hóa cổ đại phương Đông
Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?
Hãy nêu các ngành kinh tế chính ở khu vực này.
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành tại đâu và từ bao giờ?
Hãy trình bày vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông.
Ở các nước phương Đông, vua có những quyền gì?
Tại sao gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại ?
Hãy cho biết những thành tựu văn hoá lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước ? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì ?
Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào ? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó.

Video liên quan



Từ khóa