Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya”

Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya”


Bài làm 1

     Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.


Bài làm 2

      Bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh là một bài thơ hay mang đến cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Bác. Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa. “Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó rất yên ắng, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, chỉ khi ấy thì  Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Trong không gian tĩnh mịch với vẻ đẹp yên ả, bình lặng của thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ như bị khuấy động. Bác trăn trở không phải vì cảnh sắc thiên nhiên mà trăn trở vì nỗi lo nước nhà chưa được độc lập. Trong mọi hoàn cảnh, Người vẫn luôn lo nghĩ về non sông. Tấm lòng rộng mở ấy của Bác thật khiên người ta cảm động và nể phục. Đọc câu thơ "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân như Bác. Trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ của Bác đã tạo nên những vần thơ thật sự lay động tâm hồn người đọc. 


Bài làm 3

        Về câu đầu của bài thơ, ở đây ta thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh một cách uyển chuyển. Lấy thiên nhiên để so sánh với âm thanh của con người, cho ta thấy tiếng suối như một bản nhạc du dương nhẹ nhàng, lúc trầm lúc bổng văng vẳng mơ hồ gợi 1 không gian êm đềm tĩnh lặng. Khi đọc lên câu thơ này em thấy rằng Bác Hồ là một ng có tâm hồn ấm áp và trong trẻo để có thể cảm nhận đc tiếng suối giống như một giọng hát nhẹ nhàng và vang vọng. về câu thơ thứ, 2 tác giả có sử dụng nghệ thuật điệp từ để miêu tả quang cảnh ở đây. Đến câu thơ này tác giả đã miêu tả cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng miền Bắc đẹp như một bức tranh với nhiều màu sắc, đường nét, nhiều tầng bậc hòa quyện, quấn quýt, đan xen với nhau tạo nên một bức tranh thơ mộng, tuy tĩnh mịch mà sống động có âm thanh, có đường nét, có màu sắc mang vẻ đẹp cổ điển tràn đầy sức sống. Còn về 2 câu cuối, tác giả sử dụng nghệ thuật điệp vòng từ "Chưa ngủ" để nhấn mạnh sự lo lắng cho sự nghiệp cách mạng của Bác. Hai câu này còn thể hiện rằng Bác Hồ là một người cha vĩ đại biết lo lắng cho nhân dân. Qua bài thơ này em có nhận xét rằng bài thơ "Cảnh khuya" này là bài thơ rất hay. Vì nó không chỉ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng miền Bắc mà nó còn nói lên tâm hồn nhạy cảm, tình yêu quê hương và phong thái ung dung lạc quan của người cha già vĩ đại đáng kính.


Bài làm 4

     Văn bản Cảnh khuya đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: đó là sự hoà hợp, thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ. Lời thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên. Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên đầy chất thơ nơi vùng rừng Tây Bắc. Ta có thể hình dung trong cảnh thiên nhiên đang phủ trong màn đêm yên tĩnh, tiếng suối từ đâu vọng lại nhẹ nhàng, trong trẻo như tiếng hát ai xa. Qua biện pháp so sánh, ta thấy tiếng suối thật êm đềm, gần gũi, thân thiết với con người. Câu hai với điệp từ lồng cho thấy cảnh vật đang giao hoà vào nhau, tầng tầng lớp lớp. Trong cảnh đêm tối hoà cùng màu sáng bạc của ánh trăng ấy, cảnh vật trở nên thơ mộng, lung linh, huyền ảo, xen kẽ lẫn nhau. Những câu cuối bài đã nói rõ lên tâm hồn cùng con người của Bác. Kết hợp với phép điệp từ ở trên, tác giả đã so sánh cảnh khuya với người chưa ngủ nhằm nhấn mạnh nguyên nhân Bác chưa ngủ. Bác chưa ngủ vì lo cho vận mệnh dân tộc, vì cảnh khuya quá đẹp và thơ mộng. Qua đó, ta thấy được một tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước trong Bác. 

Nguồn: Sưu tầm


Bài giải tiếp theo
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về hai câu đầu bài thơ "Cảnh khuya”
Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về bài Rằm tháng giêng
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về cảnh đêm trăng của 2 bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng"

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa