Viết đoạn văn ngắn phân tích câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm

Viết đoạn văn ngắn phân tích câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm


     Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rách” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.

Nguồn: Sưu tầm

Bài giải tiếp theo
Viết đoạn văn phân tích câu Học ăn học nói học gói học mở
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên". Trong đó sử dụng 1 câu rút gọn và 1 trạng ngữ (Gạch chân ghi kí hiệu)
Em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu giải thích câu tục ngữ " Không thầy đố mày làm nên " và " Học thầy không tày học bạn "
Viết đoạn văn phân tích câu tuc ngữ: "Thương người như thể thương thân", trong đoạn sử dụng câu rút gọn.
Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Trong đó có sử dụng một cây rút gọn.
Viết 1 đoạn văn chứng minh câu : Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa