Viết đoạn văn cảm nghĩ về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"

Viết đoạn văn cảm nghĩ về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"


Bài làm 1

      Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăngnhư là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả.Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bạch thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.


Bài làm 2

      Trăng đã in đậm trong hồn thơ Lí Bạch. Thi tiên đã có ngót trăm bài thơ trăng với cảm hứng lãng mạn dạt dào. Trong đó, bài thơ “Tĩnh dạ tứ” là một tuyệt tác để làm giàu, làm đẹp thêm cho đề tài “vọng nguyệt hoài hương”. Câu thơ đầu nhắc trăng, trăng đã đánh thức người trong đêm thanh tĩnh. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi mà tỉnh dậy, không ngủ lại được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy, sự nghi ngờ là phù hợp. Nằm trên giường mà thao thức không ngủ được, ánh trăng sáng trắng, huyền ảo, ngỡ như mặt đất phủ sương trời nên thức giấc. Một nét vẽ gợi lên sự lành lạnh, cô đơn. Đó là tâm trạng khắc khoải, trăn trở, thao thức của kẻ tha hương. Đến hai câu cuối thì nỗi nhớ quê trào dâng, cử chỉ cũng thêm bối rối. Cảnh vật và tâm trạng đan xen, hòa quyện. Tác giả sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu thơ này. Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ: cảnh - tình (trăng - quê hương). Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê, con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào tâm hồn. Tóm lại, với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện, bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. Một hồn thơ thanh cao, cô đơn mà nồng hậu, thắm thiết.

Nguồn: Sưu tầm



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến