Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình?

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 82 SGK Lịch sử 10


Đề bài

Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 81 và suy luận để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.

- Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trị vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.

- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.

- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.

Bài giải tiếp theo
Trình bày những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
Mục đích của chính sách đô hộ đó có thực hiện được không ? Tại sao ?
Hãy cho biết những chuyển biến về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc. Nguyên nhân của sự chuyển biến đó.
Chính quyền đô hộ truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

Bài học bổ sung
Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?

Video liên quan



Bài học liên quan